24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Thanh Thùy
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Tại sao CEO Intel phải xin từ chức?

CEO Bob Swan xin từ chức vì áp lực của hội đồng quản trị sau những kết quả tệ hại gần đây của Intel, vậy đó chính xác là vấn đề gì?

Gần ba năm trước, CEO Intel khi đó là Brian Krzanich đã phải xin từ chức vì lộ chuyện quan hệ không trong sáng với đồng nghiệp trong quá khứ. Bob Swan khi đó là giám đốc tài chính đã được đưa lên làm CEO tạm quyền, rồi chính thức tiếp quản ghế nóng tháng 01/2019.

Giờ đây, đến lượt chính Bob Swan phải xin từ chức vì chịu áp lực từ hội đồng quản trị khi để đối thủ AMD tiếp tục vượt mặt trong mảng thiết kế chip máy tính. Nhưng đó cũng chỉ là hệ quả của một quá trình dài hơi mà Intel đã ngủ quên trên chiến thắng.

Đó chỉ là một cách nói giảm nói tránh, thực tế Intel đã bị tụt lại rất xa trong cuộc đua kiến trúc bóng bán dẫn. Hãng này đã bị kẹt với 14nm, trong khi đối thủ AMD đã ở 7nm, sắp tiến đến 5nm. Nói một cách nôm na, trong khi Intel đang tìm cách xây nhà trọ, đối thủ đã lên đời chung cư và khách sạn.

Tại sao CEO Intel phải xin từ chức?
Kiến trúc 14nm của Intel đã ra mắt từ rất lâu nhưng các kiến trúc 10nm vẫn mãi nghiên cứu

Thực tế, kiến trúc 14nm của Intel không thua kém quá nhiều 7nm của AMD. Intel đã muốn tiến tới 10nm nhưng việc sản xuất không đáp ứng và 10nm không đạt được hiệu năng như ý do quá nóng. Nguyên do là chip máy tính có một cường độ làm việc lớn hơn nhiều chip di động, do đó Intel đã loay hoay dừng ở tiến trình 14nm trong rất nhiều năm.

Dù vậy, nói gì thì nói, 7nm của AMD vẫn là một chiêu bài marketing hiệu quả. Và thực tế chip Ryzen dựa trên kiến trúc Zen cũng đã đem lại thành công rực rỡ cho AMD. Trong cuộc chơi của hai gã khổng lồ công nghệ, thành công của kẻ này chính là thất bại của kẻ khác, và Intel chính là kẻ thua cuộc lần này.

Cần nhớ lại rằng, vào thời điểm năm 2014, AMD còn đang trên bờ vực phá sản khi bị Intel thâu tóm hết thị phần bởi sự dẫn đầu của kiến trúc 14nm. Khi đó, một số phân tích còn đưa ra dự báo AMD sẽ phá sản vào năm 2020. Đó cũng là thời điểm Intel giới thiệu chip thế hệ thứ 5 (Intel 5th) mang mã Broadwell sử dụng kiến trúc 14nm.

Tại sao CEO Intel phải xin từ chức?
Intel đã bị đối thủ thu hẹp khoảng cách đáng kể

Năm 2020, Intel 11th mang đến kiến trúc 10nm mới sau nhiều năm loay hoay lên 10nm rồi lại xuống 14nm. Trong khi đó, AMD không phá sản như dự đoán, chip Ryzen thế hệ Zen 3 mới nhất dựa trên kiến trúc 7nm có giá thành rẻ, hiệu năng cao đã giúp đội đỏ dần lấy lại thị phần với khoảng cách chỉ còn là 49,8% so với 50,2%. Cổ phiếu của hãng này đã tăng 1.300% dưới thời nữ CEO Lisa Su (Tô Tư Phong).

Vậy chính xác là Intel đã sai ở đâu, khi họ liên tục dẫn đầu về mặt công nghệ trong nhiều năm, nhưng cuối cùng lại tụt lại phía sau? Intel đã thụt lùi bởi cùng một lý do giống các ông lớn công nghệ Nhật Bản, đó là tự sản xuất và gia công tại các nhà máy nội địa trong khi chậm chạp cải tiến dây chuyền sản xuất, nâng cao tay nghề nhân công.

Trong khi đó, AMD vốn là một công ty Mỹ được điều hành bởi một CEO người Đài Loan, đã rất khôn ngoan trong việc thay đổi chiến lược tiếp cận. Hãng này tiến hành tái cấu trúc toàn bộ nhân sự bằng cách tập trung hoàn toàn vào việc R&D (nghiên cứu & phát triển), sau đó đẩy việc gia công cho các nhà máy bên ngoài nước Mỹ như TSMC. Nhờ đó, tiến trình sản xuất được đẩy nhanh, sản phẩm gia công có giá thành rẻ hơn dẫn tới kết quả cuối cùng là chip Ryzen vượt trội hoàn toàn so với Intel Core.

Cần nhớ rằng, TSMC cũng đã đi vào sản xuất số lượng lớn chip 5nm vào năm ngoái và đang đẩy nhanh tiến trình phát triển chip 3nm và 2nm. Nhà sản xuất Đài Loan này vừa lên kế hoạch ‘đốt’ tiếp 28 tỷ USD để xây nhà máy ở Arizona (Mỹ). Các khách hàng Mỹ của TSMC hiện có AMD, Apple, Qualcomm, Nvidia... Nghĩa là, Intel đang bị tụt lại rất xa trong cuộc chiến chip máy tính và nếu chỉ thay tướng chứ không đổi chiến thuật, đội xanh đang ở rất gần viễn cảnh thua trắng trong nhiều năm tiếp theo.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả