menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Chu Uyển Trân

Tại sao Ấn Độ thất bại trong việc gia nhập CPTPP?

Trang orfonline.org đăng bài viết của nhà nghiên cứu Shashank Mattoo về việc tại sao Ấn Độ thất bại trong việc gia nhập CPTPP với một số nội dung đáng chú ý như sau:

Vào ngày đầu tiên nhậm chức năm 2017, cựu Tổng thống Donald Trump tuyên bố Mỹ sẽ rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Bất chấp với vai trò quan trọng của Mỹ trong việc đàm phán hiệp định thương mại với 12 quốc gia, sau bốn năm, TPP vẫn tồn tại và tốt đẹp. Ngay cả khi các đối thủ nặng ký như Trung Quốc, Vương quốc Anh và Hàn Quốc kêu gọi tham gia thỏa thuận, Ấn Độ và Mỹ vẫn duy trì khoảng cách và có nguy cơ bị bỏ lại.

Được ký kết vào năm 2016, TPP đã tập hợp các quốc gia như Mỹ, Nhật Bản, Canada và Singapore dưới ngọn cờ của một hiệp định thương mại duy nhất. Khi 12 quốc gia sáng lập ban đầu chiếm gần 40% thương mại toàn cầu, quy mô của TPP được coi là một yếu tố thay đổi cuộc chơi.

Trong khi đàm phán xóa bỏ thuế quan đối với hàng hóa và dịch vụ, TPP cũng tìm cách hài hòa mọi thứ, từ tiêu chuẩn lao động và môi trường đến các quy định về sở hữu trí tuệ giữa các quốc gia thành viên. Với đòn bẩy kinh tế của các thành viên TPP, sự hợp tác giữa các nước là một nỗ lực nhằm chuyển trọng tâm kinh tế ở châu Á khỏi một Trung Quốc đang trỗi dậy và hướng tới một liên minh do Mỹ dẫn đầu. Tham vọng lớn của TPP đã bị giáng một đòn nặng nề khi Mỹ rút lui. Với sự vắng mặt của người Mỹ, các thành viên đã đổi tên TPP thành Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Những tháng gần đây đã chứng kiến một loạt các hoạt động xung quanh hiệp định. Vương quốc Anh tuyên bố ý định gia nhập CPTPP và ngay sau đó, nỗi lo sợ tồi tệ nhất của Washington đã được hiện thực hóa, khi Trung Quốc cũng tìm cách gia nhập hiệp định. Nếu Bắc Kinh tìm được một chỗ ngồi "ở mâm trên" tại CPTPP, họ có thể sử dụng vị trí của mình với tư cách là quốc gia thương mại chính của châu Á để đảm bảo rằng các quy tắc của nền kinh tế khu vực, từ thương mại kỹ thuật số đến các tiêu chuẩn môi trường, phản ánh quan điểm của Trung Quốc. Làm như vậy, Trung Quốc đạt được một mục tiêu chiến lược lâu dài: Cô lập và làm suy yếu dấu chân của Mỹ ở châu Á.

Tuy nhiên, sự gia nhập của Trung Quốc là không chắc chắn. Các bên quan tâm phải đồng ý cải cách trước khi đáp ứng các tiêu chuẩn chính xác của CPTPP. Tuy nhiên, Trung Quốc ngày càng lùi bước khỏi cải cách và tăng gấp đôi vai trò kiểm soát của nhà nước trong nền kinh tế. Ngay cả khi chính phủ muốn xóa bỏ những rào cản kỹ trị này, sự gia nhập của họ sẽ cần có sự chấp thuận nhất trí của các thành viên hiện tại.

Với các mâu thuẫn gần đây của Nhật Bản và Australia với Trung Quốc, việc tham gia của nước này có thể sẽ bị dập tắt từ "trong trứng nước". Tuy nhiên, ngay cả khi thất bại, Trung Quốc có thể thành công trong việc gieo rắc chia rẽ. Malaysia, một thành viên sáng lập, đã hoan nghênh sự ứng cử của Trung Quốc trong khi những nước tham gia tiềm năng như Hàn Quốc rất dễ bị áp lực từ Trung Quốc. Nếu bị từ chối, Trung Quốc vẫn có thể dựa vào các thành viên yếu hơn để thúc đẩy hệ tư tưởng và lợi ích của mình trong CPTPP.

Đối với Ấn Độ và Mỹ, rủi ro đứng ngoài CPTPP là rõ ràng. Sự thật là Trung Quốc đã chiếm thế thượng phong trong cuộc chiến giành ảnh hưởng kinh tế ở châu Á. Nếu các quốc gia khao khát đầu tư ở châu Á kết luận rằng Mỹ rời CPTPP mà không có bến bờ cũng như điểm đến, họ sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài việc quay sang Trung Quốc.

Hơn nữa, Ấn Độ và Mỹ có thể bị bỏ ngoài rìa khi các vấn đề quan trọng như nội địa hóa dữ liệu và các tiêu chuẩn môi trường đang được tranh luận và quyết định. Trong khi cả hai có thể dựa vào các đồng minh và đối tác để đưa ra các điều khoản có lợi cho họ, đây vẫn là một chiến lược vụng về. Việc Ấn Độ thúc đẩy đàm phán các hiệp định thương mại song phương mới với Anh và Australia là một thay đổi đáng hoan nghênh, Chính phủ Ấn Độ vẫn sẽ thiếu một diễn đàn để tác động đến các cuộc tranh luận kinh tế lớn mà một hiệp định đa phương như CPTPP cung cấp./.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại