Tại sao 2 lần in tiền số lượng cực lớn nhưng chỉ có 1 lần dẫn tới lạm phát
1. Trong cuộc khủng hoảng 2008, các ngân hàng tại Mỹ điêu đứng vì cho vay dưới chuẩn, tức là cấp khoản vay mua nhà cho những người không có thu nhập, không nghề nghiệp và không tài sản.
Khi giá nhà giảm sút và người vay không trả được nợ, các ngân hàng nắm trong tay hàng nghìn tỷ USD chứng khoán được đảm bảo bằng các khoản vay thế chấp (MBS) mà giá trị thị trường thấp hơn nhiều so với giá gốc.
Ngân hàng muốn thanh lý các ngôi nhà được dùng làm tài sản bảo đảm cũng không ổn vì giá nhà lúc này thấp hơn nhiều so với khi định giá cho vay. Các ngân hàng đối mặt với nguy cơ thua lỗ trầm trọng, vốn chủ sở hữu bị quét sạch, và vì thế nên không thể tiếp tục cho vay, tín dụng bị đóng băng.
Fed nhập cuộc giải cứu bằng cách mua lại đống "tài sản độc hại" MBS từ các ngân hàng, tái cấp vốn để các ngân hàng xây dựng lại một bảng cân đối kế toán lành mạnh và từ đó có thể cấp tín dụng ra nền kinh tế.
Giả sử một lô trái phiếu MBS có mệnh giá 100 triệu USD nhưng giá trị thực tế chỉ là 40 triệu USD. Fed lao vào và mua bằng với giá gốc là 100 triệu USD, tránh cho ngân hàng phải ghi nhận khoản lỗ 60 triệu USD nếu bán trên thị trường.
Fed không ngại thua lỗ khi nắm giữ MBS vì nhiệm vụ của ngân hàng trung ương không phải là tối đa hóa lợi nhuận và Fed có khả năng in tiền vô hạn.
Sự can thiệp của Fed thông qua mua tài sản độc hại vào năm 2008 chỉ có tác dụng ngăn hệ thống ngân hàng sụp đổ và không cho cung tiền thu hẹp chứ thực chất không tạo ra tiền mới trong nền kinh tế.
( Còn tiếp )
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận