menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Vy Lam

Tài sản đứng tên sư trụ trì Đại đức Thích Thanh Toàn ở chùa Nga Hoàng là của ai?

Đại đức Thích Thanh Toàn - trụ trì chùa Nga Hoàng, người làm dậy sóng dư luận thời gian qua với lời cáo buộc "gạ tình" phóng viên - đã có tờ trình xin xả giới và hoàn tục. Điều đáng chú ý là ngoài việc xin hoàn tục, đại đức Thích Thanh Toàn còn đưa thỉnh nguyện tại cuộc họp xin được giữ lại những tài sản như trang trại, đất đai, xe cộ mang tên chủ sở hữu là thể danh của sư Toàn... Đây là một vấn đề cần bàn của luật pháp.

Tài sản đứng tên sư trụ trì Đại đức Thích Thanh Toàn ở chùa Nga Hoàng là của ai?

Tờ trình của đại đức Thích Thanh Toàn xin xả giới và hoàn tục - Ảnh: NVCC (Báo Tuổi Trẻ)

Dưới đây là ý kiến của một Luật sư (không muốn nêu tên).

Thông thường, một nam nhân khi xuất giá chỉ cần mang 1 bộ quần áo trên người khi đến nhà chùa, ngoài ra không có tài sản cá nhân nào khác.

Do nhà Chùa không có tư cách pháp nhân nên tài sản của nhà Chùa khi làm thủ tục với các cơ quan quản lý nhà nước buộc phải đăng ký sở hữu và thường đứng tên của Sư trụ trì. Tất cả tài sản của nhà chùa đó đều do hiến tặng, phúng viếng hay thù lao cho một số dịch vụ và các lợi tức từ các tài sản hình thành từ tài sản đó, chứ nhà sư đứng tên không hề có đóng góp hay được tặng cho riêng.

Theo luật của UK, các khoản đóng góp cho một hoạt động từ thiện hay tôn giáo thì chỉ được dùng vào mục đích đó. Thậm chí, khoản đóng góp cho một mục đích cụ thể (như giúp đỡ người câm điếc) thì không được dùng cho mục đích khác (ngay cả giúp người mù) (Quitclose Trust). (Nguồn tham khảo)

Về nguyên lý, khi một người nhận tài sản từ người khác mà không phải là khoản vay hay khoản tặng cho riêng thì người nhận nắm giữ tài sản trên cơ sở ủy thác (hold asset on trust) và người đó trở thành người nhận ủy thác (trustee). (Nguồn tham khảo)

Theo luật Việt Nam, chế định về "được lợi không có căn cứ pháp luật" và các quy định liên quan đến chùa và sư chắc cũng có thể giải quyết được vấn đề này.

Tôi đã từng hỗ trợ pháp lý cho một nhà chùa xử lý một việc là nhà chùa đó xin lập dự án tâm linh ở Lâm Đồng với diện tích hàng chục ha. Do quy định của pháp luật yêu cầu phải lập pháp nhân nên sư trụ trì và một số sư khác đã lập công ty để xin dự án mà trong đó, sư trụ trì nắm cổ phần chi phối. Về sau khi sư trụ trì chết, các con của sư (sư xuất gia sau khi đã có con) liền tiến hành ngay các thủ tục thừa kế và kiểm soát công ty này.

Với trường hợp Sư Toàn, nếu "ngài" được phép giữ lại trang trại, đất đai, xe hơi đứng tên ngài thì quả là một tiền lệ vô cùng nguy hiểm về luật pháp, niềm tin, tín ngưỡng và tôn giáo.

Nếu nguyện vọng của sư Toàn được chấp thuận, nó sẽ trở thành thông lệ, nhiều người sẽ muốn đi tu hay lập chùa để tu vì đây là cách làm giàu hết sức nhẹ nhàng, thân thiện với môi trường, không phải nộp thuế, không phải tuân thủ các quy định về kinh doanh...của pháp luật và cũng... rất tốt cho sức khỏe.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả