Tài chính thông minh: Chuyên gia tiết lộ 8 bí quyết thoát ám ảnh nợ nần
Để quản lý tài chính thông minh, thoát khỏi vòng xoáy kiếm tiền - trả nợ - vay thêm, chuyên gia cho rằng mỗi người cần tự xác định động lực để phấn đấu. Tâm lý vững vàng ngay từ đầu sẽ giúp cá nhân lên kế hoạch chi tiêu và triệt tiêu nợ hiệu quả.
1. Giành lại 100% quyền sở hữu tài sản của mình
Khi có một khoản thế chấp, bạn không sở hữu nhà của mình nhưng ngân hàng thì có. Không mắc nợ có nghĩa là bạn 100% sở hữu ngôi nhà mình đang ở, chiếc xe bạn lái và quần áo bạn mặc. Đặc biệt, giải phóng hết nợ nần giúp bạn không phải lo lắng về nguy cơ bị tịch thu tài sản trong tương lai.
2. Tăng cường khả năng tài chính
Nợ là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với an toàn tài chính cá nhân vì nó khiến người đó không thể tận dụng tối đa tài sản của mình. Khi không còn nợ, một người có thể tiết kiệm để nghỉ hưu, đầu tư thêm cho việc học tập hay có nhiều ngân sách hơn để củng cố khả năng an toàn tài chính của mình.
3. Chi tiêu mà không thấy tội lỗi
Trả nợ khiến bạn có ít tiền hơn để làm những việc mình thực sự mong muốn. Thật không may, tâm lý này khiến nhiều người thêm lún sâu vào nợ nần. Không đủ khả năng mua sắm bởi vướng nợ, họ lại tiếp tục vay thêm tiền để chi tiêu. Quyết tâm trả hết nợ sẽ chấm dứt vòng luẩn quẩn này và giải phóng đồng tiền, từ đó bạn mới có thể thực sự làm những điều mình yêu thích.
4. Giảm căng thẳng trong cuộc sống
Nợ nần có thể dẫn đến tâm lý căng thẳng vì bạn phải lo lắng về việc làm thế nào để trang trải tất cả các khoản nợ và các chi phí sinh hoạt khác. Thỉnh thoảng, một chút căng thẳng không có hại, nhưng căng thẳng liên tục có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng bao gồm chứng đau nửa đầu và thậm chí là đau tim. Trong một số trường hợp, trở nên không mắc nợ có thể cứu mạng bạn theo đúng nghĩa đen.
5. Giảm số lượng hóa đơn phải trả
Càng nợ nhiều người, bạn càng có nhiều khoản để lo nghĩ và thanh toán. Chỉ khi hết nợ bạn mới có ít hóa đơn, tin nhắn đòi tiền gửi tới mỗi tháng. Khi đó, bạn sẽ chỉ phải quan tâm đến một số chi phí hàng tháng như tiện ích, bảo hiểm, tiền điện thoại di động... Tất cả những khoản phí này đều không bị tính lãi suất hay nghĩa vụ dài hạn như nợ nần.
6. Cải thiện điểm tín dụng
Nợ quá nhiều, đặc biệt là nợ thẻ tín dụng, có thể có tác động tiêu cực đến điểm tín dụng của bạn. Khi số dư thẻ tín dụng cao hơn hạn mức tín dụng, điểm tín dụng của bạn sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực. Nó tương tự như số dư khoản vay cao hơn số tiền đã vay ban đầu. Không mắc nợ đồng nghĩa với cải thiện điểm tín dụng - điều rất quan trọng khi một người muốn vay số tiền lớn để mua xe, mua nhà...
7. Tăng thu nhập trong tương lai
Bất cứ khi nào đi vay hoặc tính phí thứ gì đó trên thẻ tín dụng, bạn chỉ đơn giản là đang vay từ thu nhập trong tương lai của mình. 1 triệu hay 10 triệu đồng bạn chi tiêu hôm nay sẽ được lấy từ những gì mình kiếm được trong những ngày tới. Bằng cách rút tiền dần theo thời gian, nợ làm giảm mức sống trong tương lai của con người.
8. Thoát khỏi lòng thương xót của những người cho vay
Miễn là còn nợ chưa thanh toán, bạn sẽ không thể đưa ra quyết định về số tiền của mình - điều mà người cho vay mới có quyền làm. Họ quyết định số tiền bạn trả và khi nào phải trả. Trong một số trường hợp, chủ nợ có thể tăng lãi suất và thậm chí gia hạn thời gian trả tiền theo nhu cầu của họ. Vì thế, triệt tiêu hết nợ và không còn nợ sẽ giúp bạn kiểm soát tốt hoàn toàn số tiền của mình.
Để thoát khỏi "ngục tối" nợ nần, bà Hoàng Hồng Hạnh - Chuyên gia Giáo dục tài chính và Truyền thông của German Sparkassenstiftung khu vực Đông Nam Á (DSIK South East Asia) sẽ tiết lộ trong chương trình Tài chính thông minh.
Theo vị chuyên gia, ngoài việc phải cân bằng thu - chi, thoát khỏi nợ nần, mỗi người cần có kế hoạch để đảm bảo được tài chính của bản thân cũng như chuẩn bị cho tương lai.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận