menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Nguyễn Phụng Sang Pro

Tài chính thật đơn giản: Tài sản ròng

Xin chào! Tôi là Sang. Đây là series tài chính thật đơn giản, một chuỗi bài viết bóc tách toàn bộ tài chính cá nhân thành từng phần đơn giản và dễ hiểu nhất. Theo chân series này, Bạn sẽ biết từng bước tiến tới mục tiêu cuối cùng mình sẽ phải bước đi như thế nào? Bên cạnh những bài viết trước về dòng tiền thuần và quỹ dự phòng, nội dung của ngày hôm nay là yếu tố quan trọng tiếp theo Bạn phải nằm lòng trên lộ trình, Tài sản ròng!

Có thể nói là, độ quan trọng của Dòng tiền thuần và tài sản ròng là 2 thứ bắt buộc phải song hành trong tư duy tài chính của bạn. Tôi thích ví 2 yếu tố này như 2 loại tư duy người lao động trong xã hội. Nếu như dòng tiền thuần thiên về chuyên môn, thì tài sản ròng sẽ thiên hướng quản trị. Nội dung ngày hôm nay tôi sẽ chia làm 2 phần để Bạn dễ hình dung. Phần đầu tôi sẽ nói về tính chất của từng loại tài sản trong công thức tài sản ròng, và phần sau sẽ là vài nguyên tắc để tối ưu hiệu quả tài sản của Bạn. Bắt đầu nào!

Tài sản ròng là một yếu tố giúp Bạn đánh giá chính xác chất lượng tài sản của bạn ngay hiện tại. Hay nói nôm na là đánh giá xem Bạn có đang giàu hay nghèo thật hay không?

Công thức tính tài sản ròng rất cơ bản, Bạn lấy tổng tài sản trừ đi toàn bộ nợ hiện tại là ra. Tuy nhiên, vì quá cơ bản nên cách tính trên có thể mang lại cho bạn một số rắc rối nho nhỏ khi đánh giá tình trạng tài sản hiện tại.

𝗖𝗮̆𝗻 𝗻𝗴𝘂𝘆𝗲̂𝗻 𝗰𝘂̉𝗮 𝘀𝘂̛̣ 𝗿𝗮̆́𝗰 𝗿𝗼̂́𝗶 𝗻𝗮̀𝘆 đ𝗲̂́𝗻 𝘁𝘂̛̀ 𝘁𝗶́𝗻𝗵 𝗰𝗵𝗮̂́𝘁 𝗰𝘂̉𝗮 𝘁𝘂̛̀𝗻𝗴 𝗹𝗼𝗮̣𝗶 𝘁𝗮̀𝗶 𝘀𝗮̉𝗻.

Chúng ta chia tài sản làm 2 loại chính: Hữu hình và vô hình. Tài sản vô hình là một dạng khó phân tích và định giá, tôi sẽ để riêng nó thành 1 nội dung khác sau, ở bài viết này tôi chỉ tập trung vào cái còn lại.

Đối với tài chính cá nhân, tôi sẽ chia tài sản hữu hình làm 2 loại: Tài sản tiêu dùng và tài sản đầu tư.

Tính chất của tài sản tiêu dùng là nó luôn phải khấu hao, nghĩa là chiếc xe, cái điện thoại mà bạn mua hôm nay thông thường sẽ có giá thấp hơn vào ngày mai. Đây là rắc rối đầu tiên cho công thức trên nếu bạn chỉ trừ nợ mà không trừ đi khấu hao định kỳ cho tài sản tiêu dùng của bạn. Nghĩa là, để đánh giá đúng hơn chất lượng tài sản của mình, sau khi trừ hết nợ đi, bạn phải trừ tiếp khấu hao tài sản tiêu dùng nữa.

Còn nữa! Đối với tài sản đầu tư, đặc trưng của nó là sự biến động. Để đánh giá chất lượng tài sản, bạn phải định kỳ đánh giá lại lãi lỗ của các khoản này.

Từ 2 rắc rối trên, công thức để Bạn đánh giá chính xác hơn chất lượng tài sản phải là:

𝗧𝗮̀𝗶 𝘀𝗮̉𝗻 𝗿𝗼̀𝗻𝗴 = 𝗧𝗼̂̉𝗻𝗴 𝘁𝗮̀𝗶 𝘀𝗮̉𝗻 - 𝗡𝗼̛̣ - 𝗞𝗵𝗮̂́𝘂 𝗵𝗮𝗼 𝘁𝗮̀𝗶 𝘀𝗮̉𝗻 𝘁𝗶𝗲̂𝘂 𝗱𝘂̀𝗻𝗴 +/- 𝗟𝗮̃𝗶/𝗟𝗼̂̃ đ𝗮̂̀𝘂 𝘁𝘂̛ 𝗰𝗮́𝗰 𝗹𝗼𝗮̣𝗶 𝘁𝗮̀𝗶 𝘀𝗮̉𝗻.

Lúc này, chất lượng Tài sản ròng của bạn mới có thể được đánh giá một cách chính xác nhất.

𝗕𝗮̣𝗻 𝗻𝗲̂𝗻 𝗰𝗼̛ 𝗰𝗮̂́𝘂 𝘁𝗮̀𝗶 𝘀𝗮̉𝗻 𝗻𝗵𝘂̛ 𝘁𝗵𝗲̂́ 𝗻𝗮̀𝗼 𝗰𝗵𝗼 𝗵𝗼̛̣𝗽 𝗹𝘆́?

Hiểu được đặc thù tính chất của từng loại tài sản, Bạn sẽ tự hình dung được phải phân bổ tỷ trọng tài sản như thế nào! Chất lượng tài sản sẽ được đánh giá dựa trên 2 yếu tố, hiệu quả khoản nợ và cơ cấu tài sản.

Bạn cứ hình dung cá nhân Bạn cũng phải có một bảng Cân đối tài sản tương tự những gì bạn xem trên báo cáo của một DN. Cột bên trái sẽ là tài sản và cột phải sẽ là Nợ.

𝗡𝗴𝘂𝘆𝗲̂𝗻 𝘁𝗮̆́𝗰 đ𝗮̂̀𝘂 𝘁𝗶𝗲̂𝗻 𝘁𝗼̂𝗶 𝗱𝗮̀𝗻𝗵 𝗰𝗵𝗼 𝗕𝗮̣𝗻 𝗹𝗮̀ 𝘃𝗲̂̀ 𝘁𝘆̉ 𝘁𝗿𝗼̣𝗻𝗴 𝗴𝗶𝘂̛̃𝗮 𝗡𝗼̛̣ 𝘃𝗮̀ 𝗧𝗮̀𝗶 𝗦𝗮̉𝗻:

Trên bảng cân đối tài sản cá nhân. Mỗi khoản nợ mà Bạn chịu, về lý mà nói thì Bạn bắt buộc phải có một khoản mục tương đương bên phần tài sản. Nghĩa là, Nếu như khoản nợ Bạn vay tăng bao nhiêu, tương ứng Tài sản của Bạn cũng sẽ tăng bấy nhiêu. Nếu hiện tại Bạn đang có nợ, mà không có tài sản hữu hình tương ứng. Thì có 2 trường hợp tôi có thể đánh giá trước tiên về tình trạng tài sản của Bạn. Một là bạn đang vay nợ không hiệu quả, đây là một điều rõ ràng. 2 là Bạn đang dùng nợ vay để xây dựng một lớp tài sản khác không có trên bảng cân đối, Tài sản vô hình. Lúc này, việc đánh giá hiệu quả vay nợ cũng như là chất lượng tài sản sẽ phụ thuộc vào trình độ chuyên môn hiện tại của bạn, hay nói cách khác là định giá khả năng tạo ra thu nhập của Bạn. Nếu thật sự định giá Tài sản vô hình tương xứng với khoản nợ vay mà Bạn đã đánh đổi, Tôi xin chúc mừng Bạn. Bạn là một người dám quyết định và đang đi rất đúng trên lộ trình của mình. Việc tiếp theo Bạn cần phải làm là nhanh chóng chuyển đổi tài sản vô hình đã được định giá thành dòng thu nhập thực tế. Bởi vì Tài sản vô hình có một ranh giới rất mong manh giữa giữa vô giá và vô giá trị. Đó là việc Bạn có chuyển đổi năng lực thành kết quả hữu hình hay là không?

Quay lại tài sản và nợ!

𝗡𝗴𝘂𝘆𝗲̂𝗻 𝘁𝗮̆́𝗰 𝘁𝗵𝘂̛́ 𝟮 𝗧𝗼̂𝗶 𝘀𝗲̃ đ𝗲̂̀ 𝗰𝗮̣̂𝗽 𝗹𝗮̀ 𝘃𝗲̂̀ 𝗰𝗮́𝗰 𝗸𝗵𝗼𝗮̉𝗻 𝗻𝗼̛̣:

Chưa kể đến hiệu quả đầu tư vào tài sản, mục đích của khoản vay hầu hết nên là để xây dựng tài sản đầu tư và tài sản vô hình. Tuyệt đối không vay nợ cho những khoản tài sản tiêu dùng. Bạn nên sử dụng phần thặng dư dòng tiền thuần sau khi đã chi trả cho tất cả các khoản dự phòng để mua tài sản tiêu dùng. Lý do đơn giản là do tính chất của tài sản tiêu dùng là khấu hao. Bạn vay nợ mua một sản phẩm tiêu dùng, ngoài việc trả lãi định kỳ cho khoàn vay, bạn phải khấu hao định kỳ cho tài sản, Nếu Bạn không đảm bảo thứ tài sản này đem lại công năng thật sự tối ưu cho cuộc sống của Bạn, phần lỗ kép trên sẽ là rất đáng lưu ý, thậm chí còn có thể là mức báo động cho sức khoẻ tài chính của Bạn.

𝗡𝗴𝘂𝘆𝗲̂𝗻 𝘁𝗮̆́𝗰 𝘁𝗵𝘂̛́ 𝟯 𝗹𝗮̀ 𝗺𝗼̣̂𝘁 𝗻𝗴𝘂𝘆𝗲̂𝗻 𝘁𝗮̆́𝗰 𝘃𝗲̂̀ 𝗰𝗼̛ 𝗰𝗮̂́𝘂 𝘁𝘆̉ 𝘁𝗿𝗼̣𝗻𝗴 𝗴𝗶𝘂̛̃𝗮 𝟮 𝗹𝗼𝗮̣𝗶 𝘁𝗮̀𝗶 𝘀𝗮̉𝗻: 𝗧𝗶𝗲̂𝘂 𝗱𝘂̀𝗻𝗴 𝘃𝗮̀ đ𝗮̂̀𝘂 𝘁𝘂̛:

Giả sử cho dù là Bạn mua tài sản tiêu dùng với khoản dòng tiền thuần thặng dư của mình. Nếu như mục tiêu tài chính của Bạn chưa được hoàn thiện (ý tôi ở đây ít nhất là Cột mốc An toàn tài chính vẫn chưa đạt được), tôi vẫn không khuyến khích Bạn mua những khoản tài sản tiêu dùng nằm ngoài nhu cầu thiết yếu phục vụ sinh hoạt và cải thiện chuyên môn của Bạn. Nếu Bạn có xem bài viết trước của Tôi, một phần vô cùng quan trọng là Quỹ dự phòng mới là thứ Bạn phải ưu tiên cho sự An toàn tài chính của bản thân.

𝗡𝗴𝘂𝘆𝗲̂𝗻 𝘁𝗮̆́𝗰 𝗰𝘂𝗼̂́𝗶 𝗰𝘂̀𝗻𝗴 𝗰𝘂̃𝗻𝗴 𝗹𝗮̀ 𝗺𝗼̣̂𝘁 𝘁𝗿𝗼𝗻𝗴 𝗻𝗵𝘂̛̃𝗻𝗴 đ𝗶𝗲̂̀𝘂 𝗸𝗶𝗲̣̂𝗻 𝘅𝗮́𝗰 𝗻𝗵𝗮̣̂𝗻 𝘁𝗮̀𝗶 𝗰𝗵𝗶́𝗻𝗵 𝗰𝘂̉𝗮 𝗕𝗮̣𝗻 đ𝗮̃ 𝗰𝗵𝗶𝗻𝗵 𝗽𝗵𝘂̣𝗰 đ𝘂̛𝗼̛̣𝗰 𝗰𝗼̣̂𝘁 𝗺𝗼̂́𝗰 𝗮𝗻 𝘁𝗼𝗮̀𝗻, đ𝗼́ 𝗹𝗮̀ 𝗱𝗼̀𝗻𝗴 𝘁𝗶𝗲̂̀𝗻 𝘁𝘂̛̀ 𝘁𝗮̀𝗶 𝘀𝗮̉𝗻 đ𝗮̂̀𝘂 𝘁𝘂̛ 𝗰𝘂̉𝗮 𝗕𝗮̣𝗻 𝗰𝗼́ 𝘁𝗵𝗲̂̉ 𝗹𝗮̂́𝗽 đ𝗮̂̀𝘆 𝗰𝗮́𝗰 𝗸𝗵𝗼𝗮̉𝗻 𝗰𝗵𝗶 𝗽𝗵𝗶́ 𝘁𝗵𝗶𝗲̂́𝘁 𝘆𝗲̂́𝘂 𝗵𝗶𝗲̣̂𝗻 𝘁𝗮̣𝗶.

Tóm lại tất cả các ý trên, An toàn tài chính phải luôn là cột mốc lớn đầu tiên mà Bạn hướng tới, bởi vì an toàn thì mới an tâm, tâm có an thì mới tự do, Tự do tự tại mới đem lại Hạnh phúc. Và để An toàn tài chính, nhắc lại một lần nữa 3 yếu tố mà Bạn không được bỏ quên trên suốt lộ trình, dòng tiền thuần dương, xây dựng quỹ dự phòng và tối ưu Bảng cân đối tài sản. Tôi khuyến nghị là Bạn nên lưu lại 3 bài viết về 3 yếu tố nền tảng này và đọc đi đọc lại cho đến khi nó trở thành một phần tư duy không thể thiếu cho bản thân Bạn. Sức khoẻ tốt thì cần nhận thức tốt và duy trì những thói quen tốt. Đối với tài chính cũng không ngoại lệ.

Cảm ơn Bạn đã theo dõi! Hy vọng bài viết sẽ hữu ích. Hẹn Bạn ở những nội dung sau.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Nguyễn Phụng Sang Pro

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả