24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Khánh Hưng
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Tác động kép từ suy thoái kinh tế Trung Quốc

Trung Quốc – nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, đã và đang có những dấu hiệu suy thoái do tác động tiêu cực từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung.

Điều này đã và đang ảnh hưởng không nhỏ tới nhiều quốc gia có liên quan.Trong quý 2/2019, kinh tế Trung Quốc chỉ đạt mức tăng trưởng 6,2%- thấp nhất trong gần 30 năm qua. Nhiều chuyên gia dự báo, GDP quý 3/2019 của Trung Quốc có thể cũng chỉ đạt từ 6- 6,5%.

Công nghiệp tệ nhất 17 năm qua

Liên tiếp những gói thuế quan của chính quyền Trump đã khiến Trung Quốc chao đảo. Bắt đầu từ gói thuế quan thứ hai của Mỹ trị giá 200 tỷ USD, toàn bộ doanh nghiệp Trung Quốc, nhất là các doanh nghiệp FDI bắt đầu cảm nhận được khó khăn.

Đầu năm 2019, nhiều công ty đa quốc gia đã lên kế hoạch rời khỏi Trung Quốc, đến giữa năm nay một vài công ty đã chuyển một phần sản xuất sang Ấn Độ và Đông Nam Á, trong khi Tổng thống Mỹ Donald Trump liên tục hối thúc công ty Mỹ rút khỏi Trung Quốc.

Nhưng điểm nhấn lớn nhất là khi Nhà trắng triển khai “hỏa lực” vào ngành kinh tế công nghệ của Trung Quốc (Huawei, ZTE), lúc này mọi yếu điểm cốt tử của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đã lộ diện rõ ràng. Và về tổng quát, họ phụ thuộc rất sâu sắc vào công nghệ của Mỹ.

Ngành công nghiệp Trung Quốc cũng đã và đang suy giảm nghiêm trọng khi sản xuất công nghiệp tháng 8 chỉ tăng 4,4%, thấp hơn mức 4,8% được ghi nhận trong tháng 7 và cũng là mức thấp nhất trong 17 năm qua.
Trong khi doanh số bán lẻ của Trung Quốc cũng liên tục sụt giảm khi chỉ tăng 7,5% trong tháng 8, thấp hơn mức 7,6% trong tháng 7 và 9,8% tháng 6…

WB cảnh báo tăng trưởng GDP của Trung Quốc sẽ sụt giảm xuống chỉ còn khoảng 1,7% vào năm 2030 nếu chính quyền nước này không xử lý được các vấn đề về cấu trúc của nền kinh tế.

“Các số liệu kinh tế mới nhất của Trung Quốc đã không đáp ứng được kỳ vọng của chúng tôi. Do đó, chúng tôi đã điều chỉnh lại dự báo tăng trưởng GDP của Trung Quốc xuống 6,2% năm 2019 (giảm 0,2%) và 6,0% năm 2020 (giảm 0,1%)”, một nhà phân tích của Ngân hàng ANZ nhận định.

Như vậy, kinh tế Trung Quốc đã và đang suy giảm mạnh. Nếu như năm 2017 kinh tế Trung Quốc đạt mức tăng trưởng 14,2% thì đến năm 2018 chỉ còn 6,8% và dự kiến chỉ đạt khoảng 6-6,2% trong năm nay.

Thách thức song hành cùng cơ hội

Còn nhớ hồi đầu tháng 7/2019, Mỹ tuyên bố sẽ áp thuế lên tới 456% đối với một số sản phẩm thép của Việt Nam có xuất xứ từ Hàn Quốc, Đài Loan, và sau đó đưa Việt Nam vào nhóm các nước theo dõi khả năng “thao túng tiền tệ”.

Sở dĩ Mỹ có động thái nói trên là do nước này phát hiện ra hàng Trung Quốc “quá cảnh” tại Việt Nam để đội lốt xuất xứ nhằm né thuế quan của Mỹ. Dĩ nhiên, Việt Nam không phải là quốc gia duy nhất để hàng Trung Quốc tuồn vào.

Điều đó gây ra tác động kép rất tai hại, một là ông Trump có thể áp thuế quan với bất cứ quốc gia nào để ngăn chặn hành vi nói trên của Trung Quốc; hai là hàng Trung Quốc giá rẻ có thể phá hủy bất kỳ nền sản xuất nào kém năng suất, chi phí cao.

Dưới sức ép của chiến tranh thương mại, toàn khu vực Đông Nam Á, nhất là những nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu, đều phải cắt giảm dự báo tăng trưởng. Hàng loạt NHTW của Thái Lan, Malaysia, Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc… cũng phải cắt giảm lãi suất cơ bản để kích thích tăng trưởng kinh tế.

Hàng chục quốc gia trong khuôn khổ sáng kiến “Vành đai và Con đường” (BRI) cũng phải đối diện với khó khăn khi Trung Quốc dường như “đóng băng” chương trình này để tập trung ứng phó với suy thoái kinh tế.
Đi kèm với suy thoái kinh tế, cục diện Biển Đông và tuyến hàng hải Đông – Tây quan trọng nhất đi qua khu vực này sẽ là nơi hứng chịu bất ổn khi Bắc Kinh sử dụng chiến thuật chuyển rắc rối ra ngoài lãnh thổ để làm an lòng người dân trong nước.

Kinh tế Trung Quốc suy giảm sẽ tạo điều kiện cho các nền kinh tế mới nổi có thể đón dòng vốn tháo chạy khỏi Trung Quốc. Điều này sẽ góp phần sắp xếp lại hiện trạng kinh tế toàn cầu khi Trung Quốc không còn là công xưởng của thế giới. Tuy nhiên, các nước mới nổi cần có biện pháp sàng lọc vốn FDI từ Trung Quốc, để tránh tiếp nhận công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường…

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả