Tác động của việc điều chỉnh tăng giá điện
Từ ngày 04/5/2023, EVN ra Quyết định số 377/QĐ-EVN, tăng giá bán lẻ điện bình quân thêm 3%, đạt 1.920,3732 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng)
1, Tích cực
- Ngành Điện hưởng lợi nhờ tăng giá bán.
Kỳ vọng đang phản ánh lên giá, tuy nhiên lợi nhuận sẽ là câu chuyện dài hạn vì các hợp đồng bán điện thường có thời hạn rất dài (ví dụ như các hợp đồng của PPC, QTP có thời hạn 25 năm), và giá chỉ được đàm phán tăng qua từng giai đoạn (nghe bảo tính bằng năm nhưng chưa có con số cụ thể, ai trong ngành có thể cho mình xin thông tin)
- Cải thiện sức khỏe tài chính cho EVN.
Với giá bán cũ, trong năm 2022, EVN báo lỗ hơn 26 nghìn tỷ đồng và nếu giữ nguyên thì đến tháng 5/2023 sẽ ko còn tiền trong tài khoản. Hệ quả: (1) ảnh hưởng đến người lao động trong tập đoàn; (2) các nhà cung cấp điện cho EVN sẽ bị nợ tiền, có thể ngừng cung cấp điện vì ko có dòng tiền trở lại để hoạt động và gây thiếu nguồn cung điện cho mạng lưới điện quốc gia.
2, Tiêu cực
- Tăng chi phí sinh hoạt.
Với nhóm khách hàng sử dụng 200 kWh/tháng và là nhóm đang chiếm tỷ trọng lớn nhất của ngành điện hiện nay (10,04 triệu hộ, chiếm 36,01% trong tổng số hộ sử dụng điện sinh hoạt), chi phí tiền điện tăng thêm là 11.100 đồng/hộ.
- Tăng lạm phát.
Điện đang chiếm khoảng 3,5% tổng cấu thành rổ tính CPI, nếu tăng 3% thì làm CPI tăng 0,105% ->> ko trực tiếp làm tăng CPI quá mạnh.
- Tuy nhiên vẫn có tác động gián tiếp, đó là tác động tới chi phí đầu vào các ngành sản xuất dùng nhiều điện như sắt thép, xi măng, giấy dẫn đến tăng giá bán.
Giá điện tăng 3% sẽ làm: LNTT ngành Thép giảm 15%, LNTT ngành Giấy giảm 2%, LNTT ngành Xi Măng giảm 13% và LNTT ngành Hóa Chất giảm 1%
Nếu các doanh nghiệp tăng giá bán đầu ra để giảm tác động từ tăng giá điện thì người tiêu dùng sẽ chịu ảnh hưởng và gây tăng lạm phát.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận