Tác động của La Nina lên mùa vụ cà phê Colombia không quá trầm trọng
Giá cafe Arabica sau phiên thứ hai đầu tuần giằng co quanh mức giá 235.1-235.3, đã tăng liên tục trong 3 phiên tiếp theo để đạt đỉnh 244 trước khi có phiên điều chỉnh lại vào thứ sáu vừa rồi và kết thúc tuần với mức giá 241.85 cts/lb.
Cũng có thể thấy diễn biến giá tương tự trong tuần đối với cafe Robusta: giằng co trong phiên đầu tiên quanh mức giá 2,180, sau đó tăng liên tiếp 3 phiên liền rồi đạt đỉnh ở vùng 2,250, sau đó điều chỉnh lại vào phiên cuối cùng trong tuần và kết thúc tuần ở mức giá 2,229$/tấn. Động lực thúc đẩy giá cà phê trong dài hạn vẫn là tình trạng khan hiếm nguồn cung do tình hình thời tiết cực đoan ở Nam Mỹ và do việc vận chuyển khó khăn trong dịch Covid-19. Ngoài ra việc biến chủng Omicron không gây ảnh hưởng quá mạnh như lo ngại ban đầu của nhiều nhà đầu tư cũng góp phần tạo đà tăng cho giá cà phê.
Vụ mùa cà phê Colombia bị ảnh hưởng bởi La Nina nhưng có thể không xấu như dự đoán
Tình hình thời tiết cực đoan La Nina đang gây những ảnh hưởng lớn lên sản lượng cà phê Arabica của Colombia, nước sản xuất Arabica lớn thứ hai trên thế giới sau Brazil. Việc mưa nhiều trong lúc trái cà phê còn nhỏ đã gây ra hiện tượng rụng trái dẫn đến năng suất sụt giảm.
Cụ thể, theo dự báo từ liên đoàn người trồng cà phê Colombia (FNC), sản lượng Arabica của Colombia trong tháng 1 năm nay chỉ đạt 870 nghìn bao, giảm 20% so với mức 1.1 triệu tấn của tháng 1 năm ngoái và cũng thấp hơn 20% so với mức thấp nhất trong 5 năm trở lại đây. Tính từ đầu niên vụ (tháng 10/2021) đến nay, chỉ duy nhất tháng 12 là sản lượng cà phê vượt trên mức thấp nhất trong 5 năm. Do đó, tính đến hết tháng 1 năm nay, sản lượng Arabica dự kiến của quốc gia này chỉ đạt 4.4 triệu bao, thấp hơn tới 19% so với cùng kì niên vụ trước và thấp hơn 11.5% so với mức thấp nhất trong 5 năm trở lại đây (niên vụ 2018/19). Trước đó, trong báo cáo về cà phê của USDA tháng 12/2021, USDA lại dự báo sản lượng cà phê của nước này sẽ tăng 0.4 triệu bao (tương đương tăng 3%)
Tuy nhiên, theo các nhà phân tích độc lập, dự báo của FNC có thể là bi quan hơn nhiều so với tình hình thực tế. Với việc giá cà phê đang tăng cao trên thế giới, xuất khẩu cà phê của Colombia lại không giảm quá mạnh như sản lượng dự báo của FNC. Cụ thể, trong tháng 01/2022, quốc gia này đã xuất khẩu 1.06 triệu bao, chỉ giảm nhẹ so với mức 1.07 triệu bao của tháng 1 năm ngoái. Tính đến hết tháng 1 năm nay, Colombia đã xuất khẩu 4.35 triệu bao cà phê cho niên vụ 2021/22, giảm 7.6 % so với cùng kì năm ngoái và giảm 4.5% so với mức thấp nhất trong 5 năm gần nhất (niên vụ 2017/18). Trước đó, trong báo cáo về cà phê của USDA tháng 12/2021, USDA lại dự báo xuất khẩu cà phê của nước này sẽ tăng 1.3 triệu bao so với niên vụ 2020/21 (tương đương tăng 11.3%)
Xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tháng 1 tăng 9% so với năm ngoái
Theo thông tin từ Reuters và Tổng Cục thống kê, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 175,000 tấn trong tháng 1 năm nay (tương đương với 2.9 triệu bao). Con số này cao hơn 9% so với cùng kì năm ngoái và đánh dấu việc nước ta đã bắt đầu xuất khẩu mạnh cà phê trở lại sau nhiều tháng khó khăn trong việc vận chuyển do dịch và giá cước vận chuyển tăng cao.
Tồn kho cà phê trên thế giới tiếp tục xu hướng giảm từ đầu niên vụ tới nay
Tồn kho của cả 2 loại cà phê ở các cảng lớn trên thế giới vẫn tiếp tục xu hướng giảm từ đầu niên vụ. Cụ thể, tính đến ngày 01/02, tồn kho cà phê Arabica chỉ đạt 1.2 triệu bao, giảm gần 10% (0.13 triệu bao) so với tuần trước đó. Đây cũng là lần đầu tiên trong vụ cà phê này mà tồn kho Arabica ở các cảng thấp hơn mức thấp nhất trong 5 năm (1.29 triệu bao). Đối với Robusta, tính đến ngày 01/02, tồn kho tại cảng đạt 93.8 nghìn tấn, giảm 1.27% (1.2 nghìn tấn) so với tuần trước đó. Tuần này cũng đánh dấu tuần thứ 7 liên tiếp tồn kho tại cảng của loại cà phê này thấp hơn mức thấp nhất trong 5 năm.
Việc tồn kho tại cảng của cả 2 loại cà phê đều đang trong xu hướng giảm trong khi thông thường đây là khoảng thời gian tồn kho tăng sau thời gian nghỉ lễ và đều đạt mức thấp kỉ lục. Điều này chứng tỏ việc vận chuyển cà phê bằng đường biển vẫn gặp khó khăn do các tác động từ dịch Covid-19 và giá cước vận chuyển tăng cao.
Tuy nhiên, theo ý kiến từ nhiều nhà đầu tư, việc tồn kho giảm có thể không tác động quá lớn đến giá cà phê trong thời điểm hiện tại, do đợt cao điểm sản xuất cà phê phục vụ dịp lễ hội ở các nước phương Tây đã qua và lượng cà phê tồn kho ở cảng hiện tại vẫn đảm pbảo đủ cho nhu cầu sản xuất. Việc ảnh hưởng của La Nina lên mùa vụ cà phê của Colombia không quá trầm trọng như dự đoán khi xuất khẩu cà phê của quốc gia này trong tháng 1 vẫn tương đương với con số năm ngoái, cùng với việc cà phê Việt Nam xuất khẩu mạnh đột biến có thể gây sức ép lớn lên giá cà phê trên thế giới. Nhiều khả năng giá cà phê sẽ khó giữ được đà tăng trong những phiên sắp tới khi cao điểm sản xuất cà phê đã qua trong lúc tồn kho vẫn tiếp tục giảm nhưng đủ để đảm bảo sản xuất và giá cước vận chuyển trên biển có dấu hiệu hạ nhiệt.
Phân tích kỹ thuật: Robusta kỳ hạn tháng 3/2022 - LRCH22
Giá cà phê Robusta sau lần thứ 2 cố vượt vùng kháng cự 2,250 đã không thành công, có vẻ như phe mua đang rất cố gắng vượt vùng này nhưng phe bán tại vùng này cũng là một bức tường rất vững chắc. Sau 2 lần không thể break và phe bear phản ứng rất mạnh mẽ ở vùng 2,250, chúng ta có thể nghĩ tới diễn biến tiếp theo rằng giá Robusta lại đang hướng lại về vùng 2,160 mà vùng hỗ trợ gần nhất nên chú ý là 2,200 - 2,210.
Phân tích kỹ thuật: Arabica kỳ hạn tháng 3/2022 - KCEH22
Giá cà phê Arabica đã trải qua một phiên đầy tính đối kháng ngày hôm qua khi cả 2 phe mua và bán đều không có ý định nhường nhau một chút nào, giá mở cửa và giá đóng phiên gần như bằng nhau và ở khung nhỏ hơn như H4 và H1 liên tục xuất hiện những cây Doji có tim nến rất dài. Tuy nhiên theo hướng kỹ thuật dài hạn, giá Arabica đã chạm vào biên trên của vùng kênh giá 244 – 245 đến 2 lần nhưng chưa có khả năng phá vỡ được. Đây là dấu hiệu cho thấy khả năng cao giá Arabica sẽ hướng đến vùng biên dưới trong thời gian sắp tới, chúng ta sẽ chú ý đến các vùng hỗ trợ tiếp theo là 235 và 231.
-----
Bài phân tích được thực hiện bởi đội ngũ Phân tích CTCP Saigon Futures - TVKD xuất sắc của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam năm 2020. Mọi thắc mắc về thị trường và tư vấn đầu tư, Quý NĐT vui lòng liên hệ:
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận