24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Nguyễn Hồng Nhung
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

'Tắc' 30 tỷ USD bất động sản du lịch

Bất động sản du lịch (BĐSDL) có vai trò quan trọng trong phát triển ngành du lịch, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội các địa phương. Thống kế của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho thấy, đến cuối năm 2021 tại 15 tỉnh, thành phố sở hữu lợi thế về du lịch có tổng số 239 dự án BĐSDL, cung cấp hơn 114.097 condotel; 24.399 villas; 30.899 shophouse, tương đương tổng giá trị khoảng 30 tỷ USD.

Thiếu khung pháp lý khơi thông

Sau một thời gian phát triển nóng, thêm hơn 2 năm "đắp chiếu" do tác động của đại dịch COVID-19, thị trường, phân khúc BĐSDL bị chững lại, gần như đóng băng các giao dịch. Nguyên nhân chính dẫn đến sự sụt giảm mạnh của thị trường này cơ bản là do khung pháp lý cho loại hình BĐSDL hiện nay chưa rõ ràng, gây lúng túng cho công tác quản lý Nhà nước và hoạt động đầu tư kinh doanh tại các địa phương. Hệ quả là nhiều nhà đầu tư không còn “mặn mà” với các sản phẩm BĐSDL và doanh nghiệp đã đầu tư bị ảnh hưởng về uy tín, thiệt hại tài chính.

Theo khảo sát của Viện Nghiên cứu BĐS Việt Nam, các yếu tố cản trở phát triển thị trường BĐSDL hiện nay gồm: Dòng vốn chiếm 30%, khung pháp lý chính sách chiếm 50% và các yếu tố khác chiếm 20%. Số liệu này trên cho thấy, các quy định pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh BĐSDL thiếu, không đầy đủ, đã và đang gây ra lo ngại cho các nhà đầu tư về những rủi ro có thể xảy ra.

Tại tọa đàm: “Điểm nghẽn pháp lý và giải pháp khơi thông nguồn lực BĐSDL” mới đây do Tạp chí điện tử BĐS Việt Nam và Viện Nghiên cứu BĐS Việt Nam tổ chức, TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng BIDV chia sẻ, giá trị tương đương 30 tỷ USD của các dự án BĐSDL là một nguồn lực lớn để thúc đẩy phát triển ngành du lịch, góp phần hồi phục kinh tế của đất nước sau dịch. Riêng trong quý I/2022, loại hình BĐS này đã tạo ra 15.000 việc làm trong quá trình đầu tư xây dựng, vận hành cơ sở du lịch, nghỉ dưỡng. Song, khung pháp lý cho loại hình BĐSDL chưa hoàn thiện, nhất là các vấn đề về quyền sử dụng, quyền sở hữu… của nhà đầu tư, doanh nghiệp đầu tư, khiến nguồn lực này chưa được khơi thông.

Ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam, Chủ tịch Hội Môi giới BĐS Việt Nam cho biết, so với lợi thế sẵn có, những thành tựu của du lịch Việt Nam đạt được trong nhiều năm qua được coi là giai đoạn chạy đà cho những bứt phá ấn tượng hơn trong tương lai. Chính phủ cũng đã có chủ trương lấy kinh tế du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, quyết tâm đưa Việt Nam thành quốc gia nằm trong nhóm dẫn đầu về hoạt động du lịch, đến năm 2030, ngành du lịch Việt Nam phải đủ sức hấp dẫn để đạt được mục tiêu đón trên 50 triệu khách quốc tế, trên 160 triệu khách nội địa.

“Do vậy, nếu các chính sách, quy định pháp luật liên quan đến BĐSDL được ban hành, khơi thông một cách đồng bộ, thống nhất, sẽ tạo điều kiện thu hút nhiều thành phần kinh tế đầu tư trở lại vào hoạt động phát triển BĐSDL”, ông Nguyễn Văn Đính cho hay.

Hoàn thiện khung pháp lý

Theo giới chuyên gia BĐS, pháp luật Việt Nam đã và đang dần hoàn thiện các quy định về BĐSDL, có thể kế đến như Công văn 703/2020/BTNMT-TCQLĐĐ của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về chế độ sử dụng đất và việc chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng không phải nhà ở đã ghi nhận việc chứng nhận quyền sở hữu cho căn hộ du lịch, biệt thự nghỉ dưỡng. Nghị định 02/2022/NĐ-CP của Chính phủ nêu rõ các điều kiện chứng nhận quyền sở hữu căn hộ du lịch, biệt thự nghỉ dưỡng. Từ đó, dần tháo gỡ vướng mắc, cản trở sự phát triển của loại hình BĐSDL.

TS. Nguyễn Minh Phong, chuyên gia kinh tế nhận định, thực tiễn cho thấy sự phát triển của nền kinh tế thị trường đòi hỏi phải có sự điều chỉnh từ các bộ luật, văn bản quy phạm pháp luật, để tạo sự thuận lợi trong phát triển thị trường BĐS của các địa phương, doanh nghiệp và nhà đầu tư. Do đó, khung chính sách, pháp lý ban hành cần thực thi trên nguyên tắc ưu tiên lợi ích cho người dân, doanh nghiệp và lợi ích chung cho quốc gia.

Còn TS. Cấn Văn Lực kiến nghị 5 giải pháp tháo gỡ khó khan, để phát triển BĐSDL gồm: Sớm bổ sung, hoàn thiện khung pháp lý chung; có chính sách định hướng và quy hoạch phát triển BĐSDL nói riêng; có chính sách đồng bộ phát triển hạ tầng tại các vùng, khu du lịch, tạo liên kết vùng; phát triển nguồn nhân lực và hỗ trợ dòng tiền (vốn, thuế, phí, quỹ đầu tư…) phù hợp.

Ở góc độ nghiên cứu, ông Bùi Văn Doanh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu BĐS Việt Nam nhìn nhận, để khơi thông được điểm nghẽn pháp lý trong việc cấp giấy chứng nhận cho BĐSDL xây dựng trên đất ở nông thôn (đất ở không hình thành đơn vị ở) tại các địa phương, cần có sự thay đổi về tư duy quản lý và tiếp cận vấn đề từ tư duy lợi ích. Phân tích từ gốc vấn đề tác dụng, hệ lụy của BĐSDL trên “đất ở không hình thành đơn vị ở”, trên cơ sở đó cần sửa đổi từ Luật Đất đai hoặc sớm ban hành các văn bản duới luật như pháp lệnh, Nghị định… để điều chỉnh, giải quyết những vấn đề mới phát sinh kịp thời.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả