T0 có dành cho nhỏ lẻ?
Lướt T0 hay còn gọi là lướt sóng. Các nhà đầu tư yêu thích loại hình này bởi khả năng sinh lời và thu hồi vốn nhanh, nó tận dụng những biến động lên xuống của các cổ phiếu hoặc thị trường trong một khoảng thời gian ngắn để thu về lợi nhuận. Tuy nhiên, đi kèm với sự hào nhoáng ấy là nguy cơ “mất trắng” bởi độ rủi ro không hề nhỏ.
Cơ chế giao dịch trong ngày là gì?
Daytrading là cơ chế giao dịch trong ngày, trong đó nhà đầu tư có thể mua và bán cùng một loại chứng khoán (hay các sản phẩm tài chính khác) nhiều lần trong cùng ngày với mục đích đầu cơ tìm kiếm lợi nhuận hoặc để hạn chế rủi ro do giá chứng khoán biến động theo chiều hướng đi xuống so với thời điểm mua vào.
Với việc thực hiện giao dịch trong ngày, vào cuối ngày, tất cả vị thế nắm giữ chứng khoán của nhà đầu tư sẽ được đối trừ (offset) với nhau, nên không phát sinh nghĩa vụ thanh toán chứng khoán, mà họ chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán bằng tiền trong trường hợp bị lỗ hoặc được nhận tiền trường hợp lãi.
Chính vì vừa được mua và bán chứng khoán trong cùng ngày nên nhiều nhà đầu tư coi đây là giao dịch T+0 (thanh toán ngay trong ngày giao dịch) nhưng về bản chất đây chỉ là sự đối trừ về nghĩa vụ mua và bán chứng khoán cùng loại, khác hoàn toàn với quy định về thời gian thanh toán giao dịch mà các thị trường hiện đang áp dụng phổ biến hiện nay là T+1 (thanh toán giao dịch vào ngày sau ngày giao dịch) hay T+2 (thanh toán giao dịch vào ngày thứ 2 sau ngày giao dịch).
Mặc dù đem lại nhiều lựa chọn giao dịch hơn cho nhà đầu tư, nhưng giao dịch trong ngày được đánh giá là kỹ thuật giao dịch rất phức tạp, có tính rủi ro cao nên chỉ phù hợp với các nhà tổ chức đầu tư tài chính, nhà đầu tư chuyên nghiệp. Đối với nhà đầu tư cá nhân, giao dịch trong ngày chỉ được áp dụng với kèm theo những điều kiện nhất định.
Hiểu đúng về T+0
Cơ chế giao dịch, bù trừ và thanh toán giữa thị trường cơ sở và thị trường phái sinh có sự khác biệt rất lớn, nên so sánh về điều kiện thực hiện giao dịch trong ngày, tỷ lệ ký quỹ... trên hai thị trường này là hoàn toàn không hợp lý
Tại TTCK Mỹ, một nhà đầu tư được coi là nhà đầu tư giao dịch trong ngày (daytrader) trước hết phải thực hiện từ 4 lần giao dịch một loại chứng khoán cùng ngày trở lên trong 5 ngày giao dịch và giá trị các giao dịch này phải chiếm trên 6% tổng giá trị giao dịch trên tài khoản ký quỹ của nhà đầu tư.
Tiếp đó, nhà đầu tư phải được công ty môi giới chấp thuận dựa trên những đánh giá về tiềm lực và kinh nghiệm đầu tư, thậm chí là phải đào tạo trước khi được chấp thuận.
Theo quy định của Cơ quan quản lý tài chính Mỹ (FINRA), một nhà đầu tư khi được chấp thuận là nhà đầu tư giao dịch trong ngày phải có ít nhất 25.000 USD đảm bảo bằng tiền mặt hoặc chứng khoán trên tài khoản ký quỹ, số tiền này phải được duy trì thường xuyên trên tài khoản và được quản lý tách biệt, không được dùng cho các mục đích ký quỹ giao dịch khác.
Nếu giá trị tài sản xuống dưới 25.000 USD, công ty môi giới sẽ không cho nhà đầu tư thực hiện các giao dịch trong ngày và yêu cầu nộp bổ sung ký quỹ cho đến khi đủ
Nguyên tắc giao dịch chứng khoán T+0:
Để giao dịch chứng khoán trong ngày mọi người cần nắm rõ các nguyên tắc sau, nó được quy định rõ trong Thông tư 120/2020/TT-BTC hướng dẫn về giao dịch trên thị trường chứng khoán.
- Có 1 tài khoản chứng khoán duy nhất tại công ty chứng khoán mở tài khoản. Tài khoản để giao dịch trong ngày T+0 phải là tài khoản riêng biệt/ quản lý riêng/ được hạch toán dưới hình thức tiểu khoản của tài khoản giao dịch chứng khoán hiện có của nhà đầu tư.
- Về phía công ty chứng khoán: Phải hạch toán tiêng tài khoản giao dịch trong ngày với tất cả các tài khoản giao dịch chứng khoán khác của nhà đầu tư.
- Giao dịch chứng khoán T0 sẽ không áp dụng với giao dịch chứng khoán lô lẻ và giao dịch thỏa thuận
- Không phải tất cả các mã chứng khoán được niêm yết đều được giao dịch T0 mà chỉ có những mã chứng khoán nào được công ty chứng khoán công khai trên trang thông tin điện tử của công ty chứng khoán được phép giao dịch T0 mà thôi.
- Nhà đầu tư sẽ phải đặt các lệnh giao dịch mà cần đảm bảo tổng số chứng khoán trên các lệnh bán = tổng số chứng khoán cùng mẽ trên lệnh mua trong cùng ngày giao dịch. Trong trường hợp tổng số bán thực hiện nhiều hơn lệnh mua hoặc ngược lại thì bên công ty chứng khoán phải thanh toán thay cho nhà đầu tư số tiền hoặc chứng khoán thâm hụt tại ngày thanh toán.
- Nhà đầu tư có trách nhiệm bồi thường thiệt hại, thanh toán cho công ty chứng khoán mọi chi phí phát sinh liên quan tới hoạt động mua bắt buộc, vay chứng khoán, vay tiền để hỗ trợ thanh toán trong trường hợp không có đủ tiền để thanh toán, không có đủ chứng khoán để chuyển giao tại ngày thanh toán theo quy định tại hợp đồng giao dịch trong ngày đã ký với công ty chứng khoán và pháp luật liên quan.
- Công ty chứng khoán có quyền yêu cầu nhà đầu tư ký quỹ tiền hoặc chứng khoán trước khi cho phép nhà đầu tư thực hiện giao dịch trong ngày.
Giao dịch chứng khoán T0 có lợi thật không?
Với luật chứng khoán trước đây thì việc bạn có thể thanh toán được phải đợi sau 2 ngày so với ngày tiến hành giao dịch. Như vậy có có nghĩa là khi bạn mua chứng khoán thì phải đến 2 ngày sau mới có thể bán được chứng khoán, đó là chưa kể ngày chứng khoán về tài khoản của bạn. Bởi vậy mọi người cần tìm hiểu thêm thông tin về bán khống chứng khoán.
Đối với quy định về giao dịch chứng khoán trong ngày này có lợi cho nhà đầu tư hơn so với luật về T + 2:
Giúp cho nhà đầu tư có thể bán hoặc mua chứng khoán kịp thời với giá mong muốn, bởi giá chứng khoán sau mỗi phiên giao dịch đều có sự biến động tăng giảm
Giúp cho việc đầu tư lướt sóng chứng khoán được nhanh chóng, đơn giản hơn
Tăng tính thanh khoản cho thị trường chứng khoán
T+0 giúp thu hút được lượng lớn các nhà đầu tư tham gia khiến vòng quay giao dịch tăng lên nhiều lần và thanh khoản sẽ tăng mạnh
Như vậy về bề nổi chúng ta thấy T+ 0 và bán khống giúp thúc đẩy thị trường chứng khoán trong việc thanh khoản đồng thời thu hút nhiều nhà đầu tư tham gia vào thị trường hơn. Tuy nhiên, cũng không hoàn toàn như vậy, đó là bạn đang nhìn bề nổi thôi.
Nói chính xác thì T +0 đang dọn đường cho bán khống chứng khoán mà thôi, nhìn vào mọi người có thể hình dung lệnh này như việc vay mượn chứng khoán, cầm cố chứng khoán vậy sau đó bán đi với dự đoán giá sẽ giảm và trong tương lai nhà đầu tư phải mua lại để hoàn trả đủ số lượng đã vay mượn. Như vậy có lợi nhất vẫn là công ty chứng khoán mà thôi thông qua các chi phí dịch vụ, lãi margin.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận