SVB của Mỹ vừa phá sản có ảnh hưởng như Leman Brother 2008 không?
Ngân hàng Silicon Valley Bank, một tổ chức tài chính 40 tuổi phục vụ cho ngành công nghệ, đã sụp đổ vào ngày 10 tháng 3 năm 2023, sau khi cạn kiệt tiền gửi khiến ngân hàng rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Ngân hàng đã bị các cơ quan quản lý của California đóng cửa do lo ngại về khả năng thanh toán, khiến ngân hàng này trở thành ngân hàng thất bại lớn nhất kể từ cuộc Đại khủng hoảng tài chính năm 2008. Ngân hàng này là ngân hàng lớn thứ 16 của Hoa Kỳ trước khi sụp đổ.
SVB là ngân hàng xếp hạng thứ 16, bé hơn nhiều so với Leman (vào thời điểm sụp đổ, Lehman là ngân hàng đầu tư lớn thứ tư tại Mỹ với 25.000 nhân viên trên toàn thế giới. Họ có 639 tỷ USD tài sản và 613 tỷ USD nợ phải trả). Con đường dẫn đến phá sản của SVB là do mang tiền huy động có tính chất ngắn hạn đi đầu tư trái phiếu dài hạn, đến khi dòng tiền gửi vào quay đầu rút ra thì mất thanh khoản phải bán lỗ trái phiếu. Chung quy là do quản lý phân bổ vốn yếu kém. Quy mô tài sản SVB là 200 tỷ đô, so với Leman theo sức mua tương đương thời điểm 2008 thì nhỏ hơn. Có thể điều này sẽ làm FED phải thận trọng hơn trong việc tăng tốc nâng lãi suất. Nhưng cũng có thể FED sẽ nói rằng "đây là hiện tượng khu biệt" do quản lý yếu kém của một vài ngân hàng, không đủ để từ bỏ mục tiêu đưa lạm phát về 2%, giống như họ tuyên bố ở thời điểm Bear Stearns xin phá sản năm 2007 (lúc đó Chủ tịch Ben Bernanke của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ và các quan chức cao cấp khác đã lại trấn an công chúng rằng rắc rối của của tín dụng dưới chuẩn là một hiện tượng khu biệt.).
Liệu SVB có thể là ngọn lửa phong hỏa đài hay không thì không biết. Chu kỳ trước, những dấu hiệu khủng hoảng của Mẽo đã có từ đầu 2007, tới tháng 9 năm 2008 mới tới lượt Leman. Và tận tháng 3 năm 2009 FED mới đưa gói QE1 để cứu. Nếu SVB là ngọn lửa báo hiệu thì đau thương của dân chứng khoán Mỹ còn dài. Chờ xem kịch thôi chứ chịu không biết chính xác điều gì xảy ra tiếp theo. Hiện Phố Wall đang nín thở chờ đợi và hy vọng không bị cháy lan.
Diễn biến cuộc khủng hoảng tài chính 2008:
"Chúng ta có thể chính thức coi tháng Tám năm 2007 là điểm bùng nổ của cuộc khủng hoảng tài chính. Đó là khi các ngân hàng trung ương phải can thiệp để cấp thanh khoản cho hệ thống ngân hàng. Theo một trình tự đúng như đài BBC đã tường thuật:
– Ngày 6 tháng Tám, American Home Mortgage, một trong những công ty cho vay thế chấp địa ốc độc lập lớn nhất Hoa Kỳ, đã ra tòa tuyên bố phá sản sau khi đuổi việc phần lớn nhân viên. Công ty nói rằng họ là nạn nhân của tình trạng trì trệ trên thị trường nhà ở Hoa Kỳ giống như nhiều người cho vay và đi vay nợ mua nhà dưới chuẩn khác.
– Ngày 9 tháng Tám, các thị trường tín dụng ngắn hạn đóng băng sau khi một ngân hàng lớn của Pháp là BNP Paribas phong tỏa ba quỹ đầu tư trị giá 2 tỉ euro của nó, với lý do là có những rắc rối trong khu vực cho vay thế chấp địa ốc dưới chuẩn Hoa Kỳ. BNP nói rằng họ không thể tính được giá trị tài sản của các quỹ này nữa vì thị trường của chúng đã biến mất. Ngân hàng Trung ương châu Âu đã bơm 95 tỉ euro vào hệ thống ngân hàng khu vực sử dụng đồng euro để giảm bớt căng thẳng trong việc cạn kiệt tín dụng gây ra bởi các khoản vay dưới chuẩn. Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ và Ngân hàng Trung ương Nhật Bản cũng có những bước đi tương tự.
– Ngày 10 tháng Tám, Ngân hàng Trung ương Châu Âu đã cấp thêm 62 tỉ euro cho các ngân hàng. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ nói họ sẽ cung cấp đủ tín dụng qua đêm cần thiết để đối phó với tình trạng cạn tín dụng.
– Ngày 13 tháng Tám, Ngân hàng Trung ương châu Âu đã bơm 47,7 tỉ euro vào thị trường tiền tệ, là lần thứ ba bơm tiền trong vòng chừng đó ngày làm việc. Các ngân hàng trung ương của Mỹ và Nhật cũng bơm tiền lên cao vượt mức trước đó. Goldman Sachs nói sẽ bơm 3 tỉ USD vào một quỹ phòng hộ đã bị đánh gục bởi tình trạng cạn tín dụng để vực lại giá trị của quỹ này.
– Ngày 17 tháng Tám, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cắt tỉ suất chiết khấu (lãi suất mà cơ quan này cho các ngân hàng vay) một nửa điểm phần trăm để giúp các ngân hàng đối phó với những khó khăn về tín dụng. (Nhưng việc này chẳng giúp được gì. Hậu quả là các ngân hàng trung ương của các nước phát triển cuối cùng thì đã bơm tiền trên diện rộng trong một thời gian dài, và chấp thuận nhận thế chấp là chứng khoán nhiều hơn bất kỳ khi nào trong lịch sử.)
– Ngày 13 tháng Tám, có thông tin tiết lộ rằng Northern Rock (ngân hàng cho vay thế chấp địa ốc lớn nhất Anh quốc) đang bên bờ vực mất khả năng chi trả (và thông tin này đã gây ra một vụ chạy đua rút tiền kiểu cổ điển từ ngân hàng này – sự việc xảy ra lần đầu tiên trong cả trăm năm qua ở Anh quốc).
Những dấu hiệu của khủng hoảng bắt đầu nở rộ ngay đầu năm 2007. Ngày 22 tháng Hai, HSBC sa thải người đứng đầu bộ phận cho vay thế chấp địa ốc tại Mỹ của ngân hàng này, chấp nhận các khoản thiệt hại lên đến 10,8 tỉ USD. Ngày 9 tháng Ba, DR Horton, công ty xây cất nhà lớn nhất của Mỹ, đã cảnh báo về những thiệt hại do các khoản vay thế chấp dưới chuẩn. Ngày 12 tháng Ba, cổ phiếu của New Century Financial, một trong những hãng cho vay dưới chuẩn lớn nhất, đã bị buộc phải ngưng giao dịch do người ta sợ rằng hãng này đang tiến đến bờ phá sản. Ngày 13 tháng Ba, báo cáo cho biết những khoản trả chậm trên thế chấp và tịch biên nhà xiết nợ đã tăng đến những tầm cao mới. Ngày 16 tháng Ba, Accredited Home Lender Holding đưa danh mục nợ dưới chuẩn đáng giá 2,7 tỉ USD của mình ra rao bán với mức giảm giá rất cao để lấy tiền mặt cho kinh doanh. Ngày 2 tháng Tư, New Century Financial nộp đơn xin được bảo hộ theo Chương 11 luật phá sản sau khi đã bị buộc phải mua lại hàng tỉ USD nợ xấu.
Vào ngày 15 tháng Sáu năm 2007, Bear Stearns thông báo rằng hai quỹ đầu tư phòng hộ lớn chuyên về vay thế chấp đang gặp khó khăn trong việc đóng tiền ký quỹ theo lệnh. Bear miễn cưỡng lập ra một dòng tín dụng trị giá 3,2 tỉ USD để cứu một quỹ, còn quỹ kia đành để cho sụp. Tài sản của các nhà đầu tư, trị giá 1,5 tỉ USD, gần như mất trắng.
Thất bại của hai quỹ đầu tư chuyên về vay thế chấp của Bear Stearns vào tháng Sáu làm rúng động mạnh các thị trường, nhưng Chủ tịch Ben Bernanke của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ và các quan chức cao cấp khác đã lại trấn an công chúng rằng rắc rối của của tín dụng dưới chuẩn là một hiện tượng khu biệt. Giá cả ổn định lại, tuy nhiên các luồng hung tin vẫn tiếp tục không giảm. Cho đến tận 20 tháng Bảy, Bernanke vẫn ước tính rằng thiệt hại trong khu vực dưới chuẩn chỉ ở khoảng mức 100 triệu USD. Khi Merrill Lynch và Citigroup xóa bỏ những khoản nợ thế chấp được bảo đảm khỏi sổ sách của tập đoàn, thị trường thực sự thở phào nhẹ nhõm. Vào giữa tháng Bảy, chỉ số S&P 500 lại còn đạt một đỉnh cao mới.
Chỉ tới đầu tháng Tám thì các thị trường tài chính mới thực sự hoảng sợ. Thật choáng váng khi Bear Stearns nộp đơn xin bảo hộ phá sản cho hai quỹ đầu tư chuyên về tín dụng dưới chuẩn và ngăn không cho khách hàng rút tiền từ một quỹ thứ ba. Như đã nói, trước đó Bear Stearns đã cố cứu những tổ chức này bằng cách cấp thêm 3,2 tỉ USD. Lehman Brothers đệ đơn phá sản vào ngày 15 tháng 9 năm 2008. Vào thời điểm sụp đổ, Lehman là ngân hàng đầu tư lớn thứ tư tại Mỹ với 25.000 nhân viên trên toàn thế giới. Họ có 639 tỷ USD tài sản và 613 tỷ USD nợ phải trả.
....
George Soros"
------------------------------------------------------------------------
Ngân hàng Silicon Valley Bank, một tổ chức tài chính 40 tuổi phục vụ cho ngành công nghệ, đã sụp đổ vào ngày 10 tháng 3 năm 2023, sau khi cạn kiệt tiền gửi khiến ngân hàng rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán [ 1 ] . Ngân hàng đã bị các cơ quan quản lý của California đóng cửa do lo ngại về khả năng thanh toán [ 6 ], khiến ngân hàng này trở thành ngân hàng thất bại lớn nhất kể từ cuộc Đại khủng hoảng tài chính năm 2008 [ 8 ]. Ngân hàng này là ngân hàng lớn thứ 16 của Hoa Kỳ trước khi sụp đổ [ 1 ].
Ngân hàng Thung lũng Silicon đã công bố kế hoạch huy động vốn để củng cố bảng cân đối kế toán của mình, nhưng chính cộng đồng đầu tư mạo hiểm mà nó đã phục vụ đã gây ra sự hoảng loạn đã dẫn đến tình trạng cạn kiệt tiền gửi và ngân hàng không thể huy động vốn hoặc tìm người mua. [ 2 ]. Theo báo cáo, ngân hàng đã bán tài sản trị giá hàng tỷ đô la để bù đắp cho khách hàng của mình trước khi khám phá việc bán hàng [ 3 ]. Sự sụp đổ của Ngân hàng Thung lũng Silicon cũng làm dấy lên lo ngại về sự suy giảm rộng hơn trong toàn ngành, gây ra tình trạng bán tháo cổ phiếu rộng hơn [ 6 ].
Những khách hàng có tới 250.000 đô la cho mỗi tài khoản được gửi vào Ngân hàng Thung lũng Silicon sẽ được bảo vệ bởi Tổng công ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang (FDIC) [ 10 ]. Sự sụp đổ của Ngân hàng Thung lũng Silicon đã gây ra làn sóng chấn động trong ngành tài chính và làm dấy lên lo ngại về sự ổn định của các ngân hàng khác [ 5 ].
(thông tin cung cấp bởi Chat GPT)
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận