24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Trương Thanh Hoa
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Suy thoái kinh tế Mỹ chi phối thị trường chứng khoán?

KBSV hạ dự phóng VN-Index tới hơn 260 điểm...vì sao?

Trong báo cáo triển vọng thị trường chứng khoán Việt Nam nửa cuối năm 2022, Công ty chứng khoán KB Việt Nam – KBSV cho rằng, yếu tố có tính chất chi phối thị trường chứng khoán Việt Nam nói riêng và thị trường chứng khoán toàn cầu nói chung trong nửa sau năm 2022 là rủi ro suy thoái kinh tế Mỹ.

Thị trường chứng khoán Việt Nam giảm điểm mạnh trong nửa đầu năm, tập trung chủ yếu vào quý 2 sau giai đoạn quý 1 lình xình đi ngang với nguyên nhân chủ yếu đến từ diễn biến tiêu cực của thị trường chứng khoán toàn cầu trước các lo ngại tăng dần về rủi ro suy thoái kinh tế Mỹ dưới tác động của việc FED thắt chặt chính sách tiền tệ, lạm phát tăng mạnh. Tính cho nửa đầu năm 2022, VN-Index giảm 22,5% về điểm số, trong khi giá trị giao dịch bình quân phiên giãm 5% so với cùng kỳ.

Việc thị trường chứng khoán Việt Nam bị định giá thấp bất chấp sự lành mạnh về cả nền tảng vĩ mô lẫn vi mô doanh nghiệp là điều đã diễn ra trong 1 thời gian dài và có nguyên nhân lớn đến từ việc thị trường chứng khoán Việt Nam hiện vẫn đang là thị trường cận biên. KBSV cho rằng khoảng cách về mặt định giá này sẽ sớm được thu hẹp nếu triển vọng nâng hạng thị trường dần rõ nét hơn (quá trình dự kiến sẽ diễn ra trong 2-3 năm tới), phản ánh triển vọng tích cực của thị trường trong dài hạn.

Sau giai đoạn điều chỉnh mạnh trong quý 2, P/E trượt 12 tháng của VN-Index đang ở mức 13,2 lần. Với giả định thận trọng EPS bình quân các doanh nghiệp niêm yết trên sàn HoSE tăng 15,1% so với năm trước, P/E dự phóng 2022 của VN-Index ở mức 12,2 lần.

Trong lịch sử 10 năm trở lại đây, có 3 giai đoạn VN-Index giao dịch ở dưới mức này là 1) giai đoạn 2012 do các bất ổn vĩ mô sau khủng hoảng 2009; 2) giai đoạn cuối 2015 đầu 2016 trước lo ngại Trung Quốc hạ cánh cứng và FED nâng lãi suất lần đầu sau khủng hoảng tài chính; 3) giai đoạn đầu 2020 do khủng hoảng Covid-19. Như vậy, điểm chung của cả 3 đợt giảm sâu này với đợt giảm hiện tại là đều đến từ các lo ngại về tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Điều này phần nào lí giải diễn biến điều chỉnh của thị trường chứng khoán Việt Nam trong quý 2 vừa qua.

Đối với dự báo triển vọng thị trường chứng khoán từ nay đến cuối năm, KBSV duy trì dự phóng tăng trưởng EPS bình quân các doanh nghiệp trên sàn HOSE ở mức 15,1%. Cùng với đó, KBSV điều chỉnh giảm mạnh mức P/E mục tiêu 2022 của thị trường từ 16,5 lần xuống 14,3 lần, phản ảnh lo ngại về các rủi ro gia tăng liên quan đến suy thoái kinh tế Mỹ. Tương ứng với VN-Index được dự báo đạt mức 1.418 điểm đến cuối năm.

Cụ thể hơn, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu ở trạng thái bình thường, P/E của chỉ số VN-Index giao dịch hợp lý ở mức 16,5 lần (tương ứng bình quân 5 năm gần nhất) với bệ đỡ đến từ nền tảng kinh tế vững mạnh, tăng trưởng lợi nhuận các doanh nghiệp niêm yết liên tục được cải thiện. Trong khi đó, trong kịch bản suy thoái kinh tế Mỹ diễn ra, P/E VN-Index có thể biến động quanh mốc 11 lần (phụ thuộc vào mức độ nặng, nhẹ của đợt suy thoái cũng như tác động đến kinh tế Việt Nam). Với xác suất 2 kịch bản tương ứng đang là 60/40 (Bloomberg consensus), KBSV đánh giá mức P/E 14,3 của VN-Index thời điểm cuối 2022 là phù hợp.

BSV đánh giá động lực tăng trưởng chính của thị trường trong 6 tháng cuối năm sẽ đến từ khả năng đề kháng tốt của nền kinh tế trước những áp lực gia tăng từ ngoại biên, cũng như đà tăng trưởng lợi nhuận các doanh nghiệp niêm yết. KBSV kỳ vọng, thị trường trong quý 3 sẽ sớm bước vào nhịp hồi ngắn hạn, phản ứng với các chỉ tiêu vĩ mô tích cực được công bố, cũng như mùa báo cáo kết quả kinh doanh quý 2, đặc biệt sau nhịp điều chỉnh sâu ở nhóm cổ phiếu tính chu kỳ cao như ngân hàng, chứng khoán, bất động sản và các ngành liên quan.

Tuy nhiên, KBSV không đánh giá cao kịch bản thị trường tạo đáy trung hạn thành công ngay trong quý 3. Đơn vị nhận định thị trường chỉ thực sự có thể quay trở lại xu hướng tăng dài hạn và bền vững khi các rủi ro ngoại biên được giải toả.

KBSV cho rằng, yếu tố có tính chất chi phối thị trường chứng khoán Việt Nam nói riêng và thị trường chứng khoán toàn cầu nói chung trong nửa sau năm 2022 là rủi ro suy thoái kinh tế Mỹ (vốn chịu ảnh hưởng bởi diễn biến lạm phát, tốc độ tăng lãi suất của Fed và khả năng chống chọi của nền kinh tế Mỹ trước mặt bằng lãi suất tăng mạnh).

Trong kịch bản cơ sở suy thoái kinh tế Mỹ chưa xảy ra trong nửa sau năm 2022, thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ có xu hướng hồi phục khi các yếu tố cơ bản nội tại trong nước (tăng trưởng GDP, tiêu dùng trong nước phục hồi, tăng trưởng xuất khấu, thu hút vốn FDI…) dần phản ánh rõ nét hơn lên kết quả kinh doanh các doanh nghiệp, theo đó là diễn biến khởi sắc của giá cổ phiếu. Tuy nhiên, các nhịp tăng sẽ tương đối thoải và thiếu bền vững trong bối cảnh yếu tố tâm lý bị đè nén bởi các rủi ro thường trực.

Các yếu tố chính tác động đến thị trường trong 6 tháng cuối năm 2022

Suy thoái kinh tế Mỹ chi phối thị trường chứng khoán?
Nguồn: KBSV

Các yếu tố khác có ảnh hưởng lên thị trường cần quan tâm là lạm phát (đặc biệt trong giai đoạn cuối Quý 3 đầu Quý 4), biến động tỷ giá và tăng trưởng kinh tế trong nước, rủi ro từ thị trường trái phiếu doanh nghiệp, chính sách tiền tệ của SBV, dịch Covid-19 tại Trung Quốc, xung đột Nga – Ukraine, diễn biến giá dầu…

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả