Suy thoái đáng sợ thật đấy, nhưng giảm phát còn nguy hiểm hơn
Nói chung giảm phát là một vấn đề lớn trong nền kinh tế hiện đại do nó làm tăng giá trị thật của nợ, có thể làm trầm trọng thêm suy thoái.
SUY THOÁI RẤT ĐÁNG SỢ NHƯNG GIẢM PHÁT CÒN ĐÁNG SỢ HƠN:
GIẢM PHÁT LÀ GÌ:
Giảm phát là tình trạng xảy ra khi mức giá chung của quốc gia bị giảm xuống. Nếu đã quen với lạm phát thì các bạn có thể hiểu giảm phát là đối ngược của lạm phát. Nếu tỷ lệ lạm phát ở mức dưới 0% thì tình trạng giảm phát sẽ xảy ra. Khi đó, các sản phẩm bạn thường mua sẽ có mức giá rẻ hơn. Với cùng một mức tiền, lúc này bạn sẽ có thể mua nhiều đồ hơn bình thường.ẢNH HƯỞNG CỦA GIẢM PHÁT:
Hiện tượng này làm giá trị hàng hoá giảm hoạt động kinh tế cũng ngưng trệ theo. Hộ gia đình hoãn chi tiêu chờ giảm giá sâu hơn, doanh nghiệp ngừng đầu tư và tuyển dụng nhằm tiết kiệm chi phí.
Giảm phát kéo dài cùng với lãi suất thấp kéo theo những hệ lụy như sản lượng đình đốn và suy thoái. Kỳ vọng giảm phát tạo ra lãi suất thực tăng gây ra suy thoái mở rộng. Suy thoái kéo dài và giảm phát liên tục làm cho chính sách tiền tệ mất tác dụng.
Với nền kinh tế vĩ mô, nếu giảm phát không được can thiệp kịp thời, nó sẽ trở nên ngày càng dai dẳng. Khi mà giá cả giảm, tình trạng thiếu việc làm và người tiêu dùng tích trữ tiền với dự đoán là giá cả còn giảm nữa thì điều này sẽ làm hại nền kinh tế, như kiểu truyền lực cho thói quen tiết kiệm và cứ thế xoáy xuống.
Việc giảm giá, nếu tồn tại, sẽ tạo ra một vòng xoáy xấu dẫn đến giảm lợi nhuận. Đóng cửa các nhà máy hàng loạt, thất nghiệp gia tăng. Giảm thu nhập và làm tăng việc vỡ nợ từ các khoản vay của công ty và cá nhân cũng là những hậu quả nặng nề từ giảm phát.
NGUYÊN NHÂN GIẢM PHÁT :
Nguyên nhân chính của giảm phát là do tổng cầu giảm, Có thể dùng sơ đồ AD-AS để minh họa điều này. Ban đầu tổng cầu tương ứng với đường AD. Điểm cân bằng của nền kinh tế là điểm E tại giao điểm của hai đường AD và đường AS (đường tổng cung). Sau đó, tổng cầu giảm, đường AD dịch chuyển song song sang trái thành đường AD' cắt đường AS ở điểm E'. E' là điểm cân bằng mới của nền kinh tế và so với điểm cân bằng cũ E, sản lượng và mức giá chung đều giảm.
CÂU CHUYỆN TRONG LỊCH SỬ:
Cuộc khủng hoảng Mỹ Latinh là kết quả của việc tỷ giá tăng tác động đến các khoản nợ bằng đồng đô la. Cuộc khủng hoảng đó có thể khiến nhiều ngân hàng Mỹ vỡ nợ. Tỷ giá tăng đã gây ra Sự sụp đổ thị trường năm 1987 vì “bảo hiểm danh mục đầu tư” không thành công. Tiếp sau đó là một loạt các sự kiện bất lợi từ sự sụp đổ của thị trường trái phiếu năm 1994, cuộc khủng hoảng đồng peso Mexico, sự phá sản của Orange Country, Sự lây nhiễm châu Á, vỡ nợ của Nga, Quản lý vốn dài hạn, sự cố Dot.com và Cuộc khủng hoảng tài chính.
Trong khi “ tỷ lệ lạm phát cao” chắc chắn là vấn đề đối với nền kinh tế, vì nó tạo ra sự phá hủy nhu cầu, “bất ổn tài chính”, tức là “giảm phát ”. Giảm phát vẫn là một mối đe dọa đối với Fed vì nó phá hủy của cải, càng làm suy giảm niềm tin của người tiêu dùng.
Trần Đức Lương
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận