Sức mạnh của "lãi kép" và kế hoạch nghỉ hưu
Lãi kép là một bài toán không minh, khi bạn để lãi tiếp tục sinh lãi. Nếu bạn hiểu được sức mạnh của lãi kép, sự giàu có sẽ đến nhanh thôi. Khi dòng chảy của tiền trong xã hội còn hoạt động, việc bạn kiếm được lợi nhuận trên tiền của mình sẽ luôn khả thi.
1. CÂU CHUYỆN VỀ SỨC MẠNH LÃI KÉP
Nhắc đến lãi kép, tôi lại nhớ đến một câu chuyện như thế này:
Ở một vương quốc nọ, nhà vua muốn thử sự thông thái và trí tuệ của người dân, ông quyết định tổ chức một cuộc thi, ai sáng tác ra được một trò chơi thú vị để dâng vua sẽ được trọng thưởng. Bấy giờ, có một nhà thông thái tên Seta đã dâng lên vua một trò chơi mang tên Saturanga (hay còn gọi là cờ vua như ngày nay). Thoạt đầu, nhìn 64 ô trong bàn cờ, nhà vua cảm thấy chán vì chúng trông khá đơn giản. Nhưng sau khi nghe hướng dẫn cách chơi và được trải nghiệm, nhà vua rất hài lòng và ngỏ ý muốn trọng thưởng cho Seta. Ông cho phép Seta được đưa ra phần thưởng. Suy nghĩ hồi lâu, Seta đã đưa ra ý của mình:
“Bẩm nhà vua, thần không cần vàng bạc châu báu, thần chỉ ước được người ban cho thần số thóc như cách tính toán sau. Ô đầu tiên của bàn cờ, là 1 hạt thóc, ô tiếp theo là 2 hạt, ô kế tiếp là 4 hạt, cứ nhân đôi như thế đến ô thứ 64”.
Nhà vua vừa nghe qua liền bảo:
“Khanh chỉ xin trẫm điều ước đơn giản vậy thôi sao? Được ta đồng ý”.
Sau đó nhà vua sai người đếm số thóc và đưa lại cho Seta.
Kết quả chắc bạn cũng đã đoán được, gom toàn bộ số thóc của vương quốc cũng không đủ để đưa cho ông, thậm chí có vay mượn thêm của nước láng giềng cũng không đủ.
Cùng suy ngẫm nhé:
Tổng số thóc sẽ được tính như thế này: 1 + 2 + 4 + 8 + 16 + 32+ ... (cộng như thế cho đến ô thứ 64). Tổng số thóc sẽ là 18.446.744.073.709.551.615 hạt. Làm sao có thể đếm được để đưa cho Seta cũng đã là một bài toán khó.
Bài học rút ra ở đây là gì? Đừng xem thường sức mạnh của lãi kép. Bài toán mà Seta đưa ra là lãi kép lợi nhuận gấp đôi mỗi chu kỳ. Ban đầu có thể là một con số nhỏ, nhưng càng về sau, càng lớn dần như hiệu ứng quả cầu tuyết lăn vậy.
Lãi kép là một bài toán không minh, khi bạn để lãi tiếp tục sinh lãi. Nếu bạn hiểu được sức mạnh của lãi kép, sự giàu có sẽ đến nhanh thôi. Khi dòng chảy của tiền trong xã hội còn hoạt động, việc bạn kiếm được lợi nhuận trên tiền của mình sẽ luôn khả thi.
2. LÃI KÉP VÀ KẾ HOẠCH NGHỈ HƯU
"Nếu bạn không có mục tiêu, bạn làm gì cũng không quan trọng".
Đặt mục tiêu là thói quen không dễ hình thành đối với bất kỳ ai, nó là cả một quá trình luyện tập. Khi bạn có mục tiêu thì hành động sẽ càng dễ dàng hơn. Và để hoạch định được kế hoạch nghỉ hưu cho mình, việc xác định những "điểm đến" sẽ là bước vô cùng quan trọng.
Để có thể biết được chính xác thời gian và số tiền cần tích góp cho kế hoạch của mình, bạn cần định hình những yếu tố sau:
1/ Độ tuổi bạn bắt đầu xây dựng quỹ hưu trí và độ tuổi mong muốn nghỉ hưu.
*Xác định thời gian bắt đầu xây dựng quỹ hưu trí:
Trước khi muốn đi đâu, hãy định hình bản thân trước, xem mình đang có gì. Nếu bạn đã có một khoản tiết kiệm, có thu nhập ổn định hàng năm. Thì thời điểm bạn nên xây dựng quỹ hưu trí nên là hiện tại.
Trường hợp bạn đang mắc kẹt trong những khoản nợ, tài chính không ổn định, mất nguồn thu nhập,… hãy nhanh chóng lên kế hoạch xây dựng tài sản vô hình song song với việc đi làm trả nợ, tìm kiếm công việc phù hợp với bản thân. Khi nào ổn định hãy bắt đầu xây dựng quỹ hưu trí.
*Xác định độ tuổi mong muốn nghỉ hưu.
Nghỉ hưu là mong muốn của rất nhiều người, vì họ sẽ được tận hưởng thành quả của những tháng ngày lao động. Nếu bạn đã chọn đúng hướng và nổ lực hết mình thì chắc chắn ngày này sẽ đến nhanh thôi.
Hãy xác định xem bạn muốn nghỉ hưu ở năm bao nhiêu tuổi? Cái gì cũng sẽ có cái giá tương ứng, bạn mong muốn nghỉ hưu càng sớm, bạn càng phải nổ lực nhiều hơn.
2/ Mục tiêu quỹ hưu trí:
Có một cách khá đơn giản, bạn xác định số tiền chi tiêu hàng năm, sau đó chia nó cho lãi suất kỳ vọng.
Giả sửSố tiền chi tiêu hàng năm của bạn là 300 triệu, kỳ vọng lãi suất 15%/năm, trừ lạm phát 4% còn lại 11%.
Lấy 300 triệu chia 11% sẽ ra số tiền bạn cần tích lũy cho nghỉ hưu. Số tiền bạn cần tích góp là 2tỷ727 để có thể nghỉ hưu.
3/ Số tiền cần phải tiết kiệm hàng năm.
Do đang tận dụng sức mạnh lãi kép, bạn có thể sẽ tiết kiệm nhanh hơn. Hãy làm song song và liên tục những việc sau: tăng thu nhập, tăng tỷ lệ tiết kiệm hàng năm, tối ưu hóa chi tiêu, đầu tư tiền vào các tài sản bạn hiểu và có kiến thức hoặc nhờ chuyên gia để đảm bảo đạt lãi suất kỳ vọng hàng năm.
Cách tính lãi suất kép như thế này:
Xác định:
+ Số tiền tiết kiệm bạn có thể tích lũy trong 1 năm ở thời điểm hiện tại (1)
+ Tỷ lệ tiết kiệm kỳ vọng tăng hàng năm qua việc tăng thu nhập, tối ưu chi phí (2)
+ Lãi suất kỳ vọng hàng năm (3)
Giả sử:
(1): 100 triệu VNĐ
(2): 5%/năm
(3): 15%
Có nghĩa là năm đầu tiên bạn sẽ thêm vào quỹ hưu trí 100 triệu và tăng dần 5% sau mỗi năm với mức lãi suất kỳ vọng 15%/năm.
Cách tính như sau:
Năm 1: 100tr (do chưa sinh lãi)
Năm 2: 100tr*115% + 105tr= 220tr
Năm 3: 220tr*115% + 110tr250= 363tr250
Năm thứ 11: 2tỷ417*115% + 162tr889 = 2tỷ942
Nếu mục tiêu của bạn là xây dựng quỹ hưu trí 2tỷ727, thì bạn có thể tích góp mỗi năm 100 triệu, gia tăng tỷ suất tiết kiệm hàng năm 5%, kỳ vọng lợi nhuận 15%/năm; bạn cần 11 năm để hoàn thành theo đúng lộ trình.
Kế hoạch để đạt mục tiêu sẽ phụ thuộc vào tình trạng tài chính và tài sản vô hình của mỗi người. Cùng mục tiêu, nhưng cách làm khác thì khoảng thời gian hoàn thành cũng sẽ khác nhau.
Lưu ý:
Tốc độ nghỉ hưu của bạn nhanh hay chậm phụ thuộc tốc độ tiết kiệm và tính kỷ luật của bạn.
Kế hoạch sẽ không thể thành hiện thực nếu bạn không hành động quyết liệt với những gì đã đặt ra.
Tùy theo độ tuổi mong muốn nghỉ hưu và điều chỉnh kế hoạch với những thông số phù hợp.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận