24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Vũ Thị Lâm Oanh
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

“Sức khỏe” của doanh nghiệp đang dần suy yếu…

Một số doanh nghiệp đã kiệt sức buộc phải rời thị trường, số còn được hoạt động cũng đang rơi vào gian khó với hàng ngàn nỗi âu lo, vừa gồng gánh chi phí không nhỏ, vừa phải lo chống dịch, vừa lo tiến độ đơn hàng chậm trễ sẽ phải bồi thường hợp đồng.

Nói về tình hình hiện tại của doanh nghiệp, chủ một công ty xuất nhập khẩu cho biết chỉ trong hai từ, đó là “kiệt quệ”. Nếu như ở ba đợt dịch trước, dịch bệnh Covid-19 hoành hành ở những thị trường xuất khẩu chính khiến đơn hàng sụt giảm, doanh nghiệp phải cầm chừng sản xuất. Thì hiện nay, đơn hàng đã quay trở lại, cầu thế giới đã tăng; thế nhưng doanh nghiệp lại gặp vướng mắc trong việc duy trì sản xuất và vận chuyển hàng hóa.

Lãnh đạo một công ty sản xuất sữa cũng đang đau đầu vì hiện tại 2 ngày mới có thể vận chuyển một chuyến hàng vào TP.HCM để tiêu thụ, chỉ bằng một nửa lượng sữa thu hoạch, phần còn lại phải đem về… cho bê uống hoặc đổ ra đồng cỏ.

Thực tế cho thấy nhiều doanh nghiệp đang rơi vào tình trạng: Nơi có hàng thì không thể bán hoặc hàng hóa tắc nghẽn nằm dài tại kho; nơi lại không có hàng hóa, một số khác có hàng thì lại không có tài xế giao hàng.

Ông Nguyễn Đình Tùng - Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Vina T&T Group, Phó chủ tịch Hiệp hội rau quả Việt Nam chia sẻ, bên cạnh chuỗi cung ứng đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng, chi phí phòng chống dịch tăng cao cũng là một vấn đề khiến nhiều doanh nghiệp đau đầu. Đơn cử như với doanh nghiệp của mình, ông Tùng cho biết chi phí vận hành đã tăng 20% so với bình thường.

Một số doanh nghiệp đã kiệt sức buộc phải rời thị trường, số còn được hoạt động cũng đang rơi vào gian khó với hàng ngàn nỗi âu lo, vừa gồng gánh chi phí không nhỏ, vừa phải lo chống dịch, vừa lo tiến độ đơn hàng chậm trễ sẽ phải bồi thường hợp đồng.

Ông Phan Đức Hiếu - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) nhìn nhận, 3 đợt dịch trong hơn 1 năm qua đã bào mòn sức khỏe của doanh nghiệp, đợt dịch lần thứ tư này càng khiến sức chống chịu của cộng đồng doanh nghiệp suy kiệt.

Minh chứng đó là tính chung 7 tháng đầu năm 2021, cả nước có 75,8 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, nhưng lại có tới gần 79,7 nghìn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 25,5% so với cùng kỳ năm 2020. Trung bình mỗi tháng có gần 11,4 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Chính vì vậy, theo ông Hiếu đối mặt với dịch bệnh chưa từng có thì cũng cần những hỗ trợ đặc biệt. Ngoài những biện pháp hỗ trợ về mặt tài chính, doanh nghiệp rất cần các hỗ trợ “phi tài chính” để có thể duy trì sản xuất.

Đơn cử như cần tháo gỡ khó khăn trong việc lưu thông hàng hóa, đảm bảo không làm đứt gãy chuỗi cung ứng hay việc thống nhất trong chỉ đạo các biện pháp phòng chống dịch ở các địa phương. Mục tiêu cao nhất là doanh nghiệp có thể duy trì được sản xuất, chỉ có vậy doanh nghiệp mới có nguồn tiền để vượt qua khó khăn.

Mặc dù các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp được ban hành nhanh chóng, tuy nhiên theo các chuyên gia, thời gian tới vẫn cần những quyết sách mạnh mẽ hơn để hỗ trợ cho các doanh nghiệp. Đồng thời, không thể cào bằng các gói hỗ trợ, mà nên dành nguồn lực cho những doanh nghiệp đang có nhiều cơ hội phục hồi cũng như có các phương pháp hỗ trợ riêng cho từng ngành nghề. Bên cạnh đó, các chính sách cần được xây dựng dựa trên kịch bản dài hạn, dự trù cả kịch bản khi phải sống chung với dịch bệnh.

“Doanh nghiệp đang là lực lượng trực tiếp phòng chống dịch và cũng là lực lượng quan trọng để duy trì mục tiêu kép thứ hai là phát triển kinh tế. Chính vì vậy, cần có biện pháp hỗ trợ kịp thời để giảm tải gánh nặng cho doanh nghiệp, giúp họ duy trì hoạt động sản xuất và kinh doanh”, ông Hiếu nhấn mạnh.

Từ phía doanh nghiệp, ông Nguyễn Đình Tùng cũng kiến nghị, nếu dịch bệnh diễn biến phức tạp hơn và cần những biện pháp phòng chống dịch thắt chặt hơn thì phải có dự báo sớm cho doanh nghiệp trước khi áp dụng, tránh để doanh nghiệp rơi vào tình thế bị động.

Mới đây, Phòng dự Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cũng đã có ý kiến góp ý với dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành một số giải pháp về thu ngân sách nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch Covid-19. Trong đó, VCCI đề nghị điều chỉnh thời hạn áp dụng các biện pháp hỗ trợ trong dự thảo đến hết tháng 6/2022 vì sớm nhất phải đến quý I/2022, các hoạt động kinh doanh mới có thể trở lại trạng thái bình thường mới.

Ngoài tăng thời gian hỗ trợ, VCCI cũng đề nghị tăng mức giảm thuế VAT lên 50%, thay vì mức 30% tại dự thảo nghị quyết, với các doanh nghiệp trong lĩnh vực ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh (du lịch, nhà hàng, vận tải, chiếm phim...).

Đồng thời cần bổ sung các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp chi phí về phòng chống dịch bệnh trong quá trình duy trì sản xuất, ít nhất là tại các địa phương và trong thời kỳ giãn cách tại một số nơi theo Chỉ thị 16 thành các khoản được hỗ trợ từ ngân sách, được khấu trừ trong các khoản nộp ngân sách kỳ tiếp sau.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả