Sức ép vĩ mô hạn chế giá dầu tăng sau lệnh cấm xuất khẩu nhiên liệu của Nga
Giá dầu liên tục đảo chiều trong phiên giao dịch ngày 21/9, trước khi kết phiên trong sắc đỏ với mức giảm nhẹ. Quyết định hạn chế xuất khẩu dầu diesel bằng đường biển trong tháng 9 của Nga đã khiến giá đảo chiều tăng mạnh trong phiên tối. Tuy nhiên, áp lực vĩ mô từ kế hoạch thắt chặt tiền tệ của Fed đã kéo giá hạ nhiệt trở lại.
Giá dầu WTI chốt phiên chỉ giảm nhẹ 0,03% so với phiên trước đó xuống mức 89,63 USD/thùng. Dầu Brent giảm 0,25% xuống 93,30 USD/thùng.
Giá dầu mở cửa với lực bán chiếm ưu thế, tuy nhiên, việc Nga tạm thời cấm xuất khẩu dầu diesel trong một nỗ lực đáp ứng nguồn cung thiếu hụt trong nước, đã kéo theo đà tăng của giá dầu. Điều này khiến cho nguồn cung dầu cạnh n cho nguồn cung cạnh tranh hơn trên thị trường thế giới do đây là đầu vào sản xuất các nhiên liệu tinh chế.
Nga đã cắt giảm xuất khẩu dầu diesel và gasoil bằng đường biển gần 30% xuống còn khoảng 1,7 triệu tấn trong 20 ngày đầu tháng 9 so với cùng thời điểm trong tháng 8. Mặc dù chỉ là lệnh cấm tạm thời nhưng vẫn có tác động đáng kể, bởi vì Nga vẫn là nhà xuất khẩu dầu diesel quan trọng ra thị trường. Giá dầu ít lưu huỳnh, nguyên liệu sản xuất xăng, dầu diesel và các sản phẩm tinh chế khác đã bật tăng 4,5% trong phiên hôm qua. Giá dầu cũng đã đảo chiều tăng trước thông tin này.
Tuy nhiên, các sức ép vĩ mô đã đẩy giá dầu suy yếu vào cuối phiên. Giá xăng dầu tăng cao sẽ làm gia tăng rủi ro lạm phát và buộc nhiều Ngân hàng Trung ương lớn trên thế giới (đặc biệt là Fed) tiếp tục thắt chặt tiền tệ, gây áp lực trở lại cho nhu cầu tiêu thụ dầu.
Trong cuộc họp trước đó, Fed cho rằng lãi suất có thể sẽ tăng thêm 25 điểm cơ bản vào tháng 11, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ đang khá tích cực, sẽ tạo thêm không gian cho Fed kiểm soát lạm phát.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận