menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Trần Bằng An

Subway: Đế chế tỷ đô, lớn lên từ "chiếc sandwich 1.000 USD" và suy yếu sau 1 cái chết

Mới đây, chuỗi thức ăn nhanh nổi tiếng Subway được định giá hơn 10 tỷ đô, tuy nhiên, theo Forbes, những người đồng sáng lập đã bỏ túi hàng tỷ USD cho bản thân và gia đình trong khi để lại khó khăn cho những đơn vị nhượng quyền.

Hành trình làm giàu từ 1.000 USD

Subway là chuỗi thức ăn nhanh nổi tiếng những năm 2000 với sản phẩm chính là sandwich (bánh mì kẹp).

Điểm khác biệt của Subway so với các chuỗi thức ăn nhanh khác chính ở phân khúc những đồ ăn có giá trị dinh dưỡng cao và lành mạnh hơn so với các món đồ ăn chiên rán và giàu chất béo.

Subway: Đế chế tỷ đô, lớn lên từ "chiếc sandwich 1.000 USD" và suy yếu sau 1 cái chết

Ảnh minh họa

Hành trình của Subway bắt đầu vào năm 1965 tại Bridgeport, khi đó John DeLuca đã tìm đến một người bạn của cha mẹ mình, Peter Buck để được hỗ trợ tài chính cho việc học đại học.

Peter Buck khuyên ông nên kinh doanh, mở một cửa hàng bánh mì và kiếm thu nhập từ công việc đó. Nhận thấy sự quyết tâm của DeLuca, Buck đã đầu tư 1.000 đô la để thuê cửa hàng và bày một chiếc bàn bán bánh mì với tên gọi ban đầu là Submarine.

Trong thập kỷ tiếp theo, cặp đôi này đã mở thêm 15 cơ sở kinh doanh và chuyển sang mô hình nhượng quyền thương mại. Subway có 2.000 địa điểm trên khắp đất nước vào năm 1988 và vượt qua McDonald's để trở thành chuỗi nhà hàng lớn nhất thế giới vào năm 2011.

Nhờ khả năng mở rộng cao từ chiến lược nhượng quyền thương mại, DeLuca và Buck trở nên cực kỳ giàu có. Cả hai đều sở hữu công ty mẹ của Subway, Doctor's Associates, công ty này tính 8% tiền bản quyền cho các bên nhận nhượng quyền trên tổng doanh thu và thêm 4,5% thu nhập cho quảng cáo.

Không giống như nhiều nhiều chuỗi nhà hàng khác, Subway chưa bao giờ IPO. Do đó, rất khó để tính toán xem những người sáng lập thực sự đã thu được bao nhiêu tiền từ Subway trong nhiều thập kỷ.

Trong một bản khai năm 2017, một chủ ngân hàng tư nhân tên là Fran Saavedra cho biết DeLuca đã thu được 1 triệu USD mỗi ngày tiền bản quyền vào đầu những năm 2000.

Doanh thu toàn cầu của Subway đạt 5 tỷ USD vào năm 2002, sau đó tăng gấp ba lần trong thập kỷ tiếp theo, đạt đỉnh điểm 18,1 tỷ USD vào năm 2012.

Khối tài sản kếch xù

Bốn tháng sau cái chết của DeLuca vào tháng 9/2015, Subway đã tiến hành tái cấu trúc nội bộ và chuyển giao tài sản trí tuệ toàn cầu của mình cho một doanh nghiệp ở Delaware.

Từ năm 2017 - 2021, tập đoàn sở hữu trí tuệ ở Delaware đã kiếm được hơn 2 tỷ đô la tiền bản quyền.

Theo Forbes, người sáng lập của Subway đã nhận được khoảng 5 tỷ đô la tiền bản quyền (sau thuế) từ nhà hàng bánh sandwich từ 2009 - 2022, tương đương 2,5 tỷ đô la cho mỗi gia đình.

Sau khi giảm do tác động của đại dịch COVID-19, khoản thanh toán tiền bản quyền ước tính tăng trở lại gần 180 triệu đô la vào năm 2022.

Elisabeth DeLuca được thừa hưởng 50% cổ phần từ người chồng quá cố Fred Deluca với trị giá ước tính khoảng 8 tỷ USD.

Trong 5 năm đầu sau khi Frederick A. DeLuca qua đời, vợ ông đã quyên góp hơn 450 triệu USD cho Quỹ từ thiện Frederick A. DeLuca.

Quỹ Frederick A. DeLuca cũng giúp đỡ các tổ chức phi lợi nhuận ở Connecticut và Florida, nơi Elisabeth cư trú và sở hữu tài sản. Elisabeth DeLuca sở hữu hai dinh thự trị giá 2 triệu đô la, trong khi con trai bà, Jonathan sở hữu hai bất động sản lớn hơn với giá 3 triệu đô la và 4 triệu đô la.

Trong khi người đồng sáng lập khác của Subway, Peter Puck sau khi qua đời vào năm 2021 cũng đã để lại một nửa công ty cho gia đình và đất rừng ở Maine với giá 1 tỷ đô la.

Gia đình Buck sở hữu 1,3 triệu trong tổng số khoảng 10 triệu mẫu rừng bao gồm Rừng Bắc Maine, biến mình trở thành một trong những chủ đất lớn nhất của bang.

Cũng giống như gia đình DeLuca, Buck và vợ (Carmen Lucia) đã thành lập quỹ từ thiện Peter and Carmen Lucia Buck tại New York vào năm 1999, Buck đã trao cho Quỹ Peter và Carmen Lucia Buck 560 triệu đô la trong khoảng thời gian 24 năm.

Doanh thu lẫn danh tiếng giảm sút

Thành công là thế nhưng sau cái chết của nhà đồng sáng lập Fred DeLuca vào năm 2015 và vấn đề quan hệ công chúng bắt nguồn từ các cáo buộc khiêu dâm trẻ em của Jared Fogle, người phát ngôn cho các chiến dịch quảng cáo của Subway từ năm 2000 đã làm chậm quá trình mở rộng nhanh chóng của Subway.

Gần một phần tư trong số hơn 27.100 cửa hàng ở Hoa Kỳ mở cửa vào thời điểm DeLuca qua đời hiện đã đóng cửa.

Sau bế bối của Jared Fogle và mới đây nhất là phán quyết bánh mì của Subway chưa quá nhiều đường để được gọi là bánh mì từ tòa án tối cao Ireland, đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh công ty.

Với hàng loạt rắc rối xảy ra, không có gì ngạc nhiên khi Subway đã đóng cửa hơn 1.000 cửa hàng kể từ năm 2018 và con số này vẫn tiếp tục tăng lên.

Subway đã trải qua những thay đổi đáng kể kể từ khi Giám đốc điều hành hiện tại, John Chidsey tiếp quản vào năm 2019. Tuy vậy, nhiều chủ nhà hàng Subway cho rằng sự lãnh đạo kém cỏi của CEO John Chidsey là nguyên nhân chính khiến Subway sa sút.

Dưới sự lãnh đạo của Chidsey, Subway đã sa thải 500 nhân viên, tăng chi phí nhượng quyền thương mại và tạo ra các món trong thực đơn không thu hút được sự chú ý của người tiêu dùng.

Có thể nói, một phần sự phát triển rộng rãi của Subway là nhờ chi phí nhượng quyền tương đối thấp, khiến chuỗi này trở thành lựa chọn phổ biến những người chưa có kinh nghiệm muốn bắt đầu tập tành kinh doanh.

Tuy nhiên, thay vì tập trung vào vị trí, công ty tập trung vào số lượng nhà hàng. Kết quả là, các cửa hàng nhượng quyền mọc san sát nhau, tạo ra sự cạnh tranh trong cùng một chuỗi.

Vào tháng 4/2021, một nhóm gồm hơn 100 đơn vị nhượng quyền của Subway đã gửi một bức thư ngỏ tới Elisabeth DeLuca nêu rõ những vấn đề còn tồn tại, bao gồm cả việc Subway từ chối yêu cầu nhập về nguyên liệu chất lượng cao hơn và cắt giảm doanh số bán hàng bằng cách mở các nhà hàng mới bên cạnh các nhà hàng hiện có.

Trong thư, các đơn vị nhượng quyền đã yêu cầu trả lại tiền bản quyền là 8% doanh thu “như một dấu hiệu thể hiện thiện chí” đối với tình trạng khó khăn mà các đơn vị này phải đối mặt.

Cho đến nay, Subway vẫn chưa có sự điều chỉnh nào về tiền bản quyền đối với các đơn vị nhượng quyền.

Người phát ngôn của Subway nhấn mạnh rằng có 10.000 người được nhượng quyền trong hệ thống Subway với “nhiều quan điểm” khác nhau.

Người phát ngôn cũng chỉ ra rằng doanh số bán hàng của công ty đã tăng 6% vào năm 2021 theo công cụ theo dõi dữ liệu Technomic (Subway từ chối bình luận về tình hình tài chính của công ty), đây là dấu hiệu cho thấy “những cải tiến của công ty đang cho thấy hiệu quả”.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
2 Yêu thích
1 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại