Sửa đổi Luật Giao dịch điện tử để xây dựng kinh tế số, chính phủ điện tử
Ngày 23/6, tại Hà Nội, Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội thảo chuyên đề về “Giao kết hợp đồng, chữ ký, xác thực và thanh toán điện tử”.
Thông qua hội thảo, Ban Tổ chức lấy ý kiến các đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công Thương, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để xây dựng Báo cáo tổng kết thi hành Luật Giao dịch điện tử phục vụ công tác tổng kết, đánh giá và đề xuất sửa đổi Luật Giao dịch điện tử.
Việc này phù hợp với bối cảnh các tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan đến giao dịch điện tử đều mong muốn sửa đổi để Luật Giao dịch điện tử theo kịp thực tiễn, tạo điều kiện cho giao dịch thương mại điện tử phát triển, là cơ sở để Việt Nam xây dựng kinh tế số, chính phủ điện tử.Theo Thống kê của Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia, Việt Nam hiện có hơn 1,4 triệu chứng thư số công cộng và hơn 220.000 chứng thư số chuyên dùng của Chính phủ đang hoạt động.
Các giao dịch kê khai và nộp thuế điện tử, kê khai hải quan điện tử, kê khai bảo hiểm xã hội điện tử được ký số đã góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước, tiết kiệm thời gian, công sức của doanh nghiệp, người dân khi thực hiện các giao dịch.Theo Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử 2019, quy mô thị trường thương mại điện tử của Việt Nam năm 2018 đạt khoảng 7,8 tỷ USD, bao gồm bán lẻ trực tuyến, du lịch trực tuyến, tiếp thị trực tuyến, giải trí trực tuyến và mua bán trực tuyến các dịch vụ và sản phẩm số hoá khác...Tuy nhiên, sau gần 15 năm triển khai thi hành, đến thời điểm hiện tại, Luật Giao dịch điện tử đã bộc lộ nhiều bất cập, chưa phù hợp với thực tiễn. Luật này hiện thiếu nhất quán trong quy định chi tiết đối với thông điệp dữ liệu về định dạng, thời gian gửi, nhận, lưu trữ, chuyển đổi, dẫn tới khó khăn khi liên thông, công nhận lẫn nhau giữa các hệ thống. Luật thiếu quy định về xác thực danh tính điện tử đối với các cá nhân, tổ chức trong giao dịch điện tử.Ông Lê Anh Dũng, Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ rõ, hiện nay, quy định về giá trị pháp lý, giá trị chứng cứ của thông điệp dữ liệu, tính pháp lý và trường hợp áp dụng chữ ký điện tử chưa rõ ràng. Luật Giao dịch điện tử hiện thiếu quy định về giao kết và hợp đồng điện tử.Theo báo cáo của đại diện Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Viettel, hiện nay, thói quen dùng tiền mặt của người dân, hạ tầng công nghệ còn hạn chế, số vụ tội phạm công nghệ cao giă tăng là những nguyên nhân làm hạn chế sự phát triển của giao dịch, thanh toán điện tử tại Việt Nam.
Ngoài ra, các nguyên nhân khác như thiếu sự phối hợp của các bộ, ngành trong việc xử lý các giao dịch, hồ sơ điện tử; các đơn vị sử dụng dịch vụ điện tử còn lo lắng về các kê khai thông tin trên chứng từ điện tử, nhận thức về tính an toàn, bảo mật của các giao dịch điện tử chưa cao...Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và phát triển kinh tế số tại Việt Nam, chữ ký hiện tử là một công cụ đắc lực nhất phục vụ chuyển đổi số. Để thúc đẩy thanh toán số, các chuyên gia đề cập đến những thay đổi về khuôn khổ pháp lý của chữ ký điện tử.
Theo các chuyên gia, cần hướng đến các tiêu chí là bối cảnh xung quanh công đoạn ký, làm rõ danh tính, ý định ký và thao tác thêm chữ ký vào thông điệp dữ liệu của chủ thể. Cùng với đó là việc cân đối giữa rủi ro của giao dịch điện tử và tiện ích, chi phí đối với các chủ thể tham gia giao dịch.Nhiều ý kiến đóng góp tại hội thảo đề cập đến việc xây dựng cần bổ sung quy định bảo hiểm và đền bù thiệt hại đối với các giao dịch điện tử nhằm thúc đẩy sự tin tưởng sử dụng của khách hàng. Cùng với đó là cần phân định điều kiện đảm bảo an toàn cho các nhân và doanh nghiệp về hạng mục chữ ký số...
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận