Sự thận trọng của các ngân hàng Trung ương thế giới khiến lãi suất khó giảm sớm
Tại báo cáo chuyên đề vĩ mô vừa được công bố, các chuyên gia phân tích từ Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho rằng trong tháng 1, sự thận trọng của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed), Ngân hàng Trung Ương Châu Âu (ECB) và Ngân hàng Trung ương Anh (BOE) đã làm giảm kỳ vọng về việc giảm lãi suất ngay lập tức mặc dù nền kinh tế có nhiều cải thiện.
Cuộc họp tháng 1 của Fed chứng kiến các nhà hoạch định chính sách nhất trí giữ nguyên lãi suất ở mức 5,25% - 5,5%. Tuy nhiên, tuyên bố của Chủ tịch Jerome Powell với giọng điệu lạc quan hơn về nền kinh tế Mỹ nhưng nhấn mạnh về việc rủi ro đối với thị trường lao động và mục tiêu lạm phát đã dập tắt hy vọng của thị trường về việc giảm lãi suất trong tháng 3/2024.
Ở Châu Âu, ECB và BOE tiếp tục giữ lãi suất ổn định. Cụ thể, ECB giữ nguyên lãi suất điều hành ở mức 4,0% trong cuộc họp thứ ba liên tiếp nhưng không đưa ra gợi ý về việc cắt giảm lãi suất. ECB cũng nhấn mạnh quan điểm duy trì lập trường chính sách tiền tệ thận trọng để kiềm chế lạm phát.
Trong khi đó, BOE dù lạc quan hơn về triển vọng tăng trưởng và lạm phát, khi điều chỉnh dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 từ 0% lên 0,25% và lạm phát dự kiến sẽ giảm tạm thời về mức 2% vào quý II và tăng nhẹ trở lại trong quý III, quý IV lên lần lượt là 2,25% và 2,75%. Song khả năng giảm lãi suất của BOE sẽ phụ thuộc vào lạm phát trong lĩnh vực dịch vụ và mức tăng tiền lương.
Tương tự, các ngân hàng Trung ương châu Á cũng duy trì quan điểm thận trọng. Theo Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) Trung Quốc sẽ có nhiều dư địa hơn cho việc nới lỏng tiền tệ khi lãi suất Mỹ giảm. Trong cuộc họp tháng 01/2024, BOJ thống nhất duy trì lãi suất ngắn hạn ở mức âm (-0,1%) và mục tiêu lợi suất trái phiếu chính phủ Nhật Bản kỳ hạn 10 năm ở quanh mức 0%.
Các chuyên gia VDSC đánh giá, cả Fed, ECB, BOJ đều lạc quan về sự cải thiện điều kiện kinh tế và triển vọng lạm phát đang giảm, nhưng họ đều thận trọng với hành động đảo chiều chính sách sớm. Sự thận trọng này cũng tương đồng với PoBC, một mặt chịu áp lực của việc đưa ra các biện pháp kích thích sự phục hồi kinh tế, nhưng đồng thời cũng phải đảm bảo sự ổn định của điều kiện tài chính trong nước.
Diễn biến điều hành của các ngân hàng Trung ương thế giới kể trên làm giảm kỳ vọng về việc cắt giảm lãi suất mạnh trong năm 2024. Điều này cũng tác động không nhỏ đến ổn định vĩ mô trong nước.
Ông Quản Trọng Thành, Giám đốc Phân tích, Công ty Chứng khoán Maybank Investment Bank cho rằng, nếu Fed cắt giảm lãi suất khiến đồng USD hạ nhiệt sẽ giúp tỷ giá VND/USD có không gian ổn định.
Nếu giai đoạn nửa sau của 2024 khi lãi suất đồng USD thực sự giảm, Fed cắt lãi suất, phần lượng tiền gửi đâu đó bên ngoài hệ thống sẽ quay trở lại và sẽ giúp VND thậm chí tăng giá trở lại. Tuy nhiên, động thái thận trọng trong việc hạ lãi suất khiến sức ép lên tỷ giá khó giảm sớm.
Sự phục hồi của USD là nguyên nhân chính khiến VND mất giá trong tháng đầu năm. Đồng USD lên giá xuất phát từ việc nhà đầu tư giảm bớt kỳ vọng về triển vọng cắt giảm lãi suất của Fed. Vì vậy, Việt Nam vẫn cần thận trọng để duy trì ổn định tỷ giá, tránh các tác động tiêu cực với doanh nghiệp trong nước.
Tuy nhiên, theo TS. Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách Tài chính - Tiền tệ Quốc gia, trong dài hạn tỷ giá vẫn được hỗ trợ từ 3 yếu tố.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận