Sự sụp đổ tiếp theo của hệ thống tiền tệ quốc tế
Sự sụp đổ của đồng USD dẫn đến một trong ba con đường. Thứ nhất là tiền thế giới, SDR; thứ hai là một bản vị vàng; và thứ ba là bất ổn xã hội. Mỗi kết quả này đều có thể dự đoán được và mỗi kết quả đại diện cho một chiến lược phân bổ tài sản tối ưu để bảo tồn của cải.
Ba con đường
Việc sử dụng đồng SDR thay thế đồng USD làm đồng tiền dự trữ toàn cầu đang được tiến hành, và IMF đã đưa ra một kế hoạch chuyển đổi 10 năm được Hoa Kỳ thông qua một cách không chính thức. Kế hoạch này liên quan đến việc tăng số lượng SDR trong lưu thông và xây dựng cơ sở hạ tầng tài sản có thể đầu tư có mệnh giá bằng SDR, các công ty phát hành, nhà đầu tư và các đại lý. Theo thời gian, tỷ trọng của đồng USD trong rổ SDR sẽ được giảm xuống để nâng đồng NDT của Trung Quốc lên.
Kế hoạch, như đã được IMF đưa ra, minh họa cho phương thức ưa chuộng của George Soros, như được mô tả bởi Karl Popper – nhà triết học mà Soros yêu thích. Soros và Popper gọi đó là “cải biến từng phần” (piecemeal engineering) và coi đó là hình thức cải biến xã hội ưa thích của họ. Lý tưởng của Soros-Popper là tạo ra những thay đổi lớn trong các bước tiến triển nhỏ, không đáng chú ý, thứ có thể được cải tiến hoặc trì hoãn theo yêu cầu của hoàn cảnh. Popper đã viết:
Theo đó, người thực hành kỹ thuật cải biến từng phần sẽ áp dụng phương pháp này… sự ủng hộ của họ có thể dễ dàng trở thành một phương tiện để liên tục trì hoãn hành động cho đến một ngày khác, khi các điều kiện thuận lợi hơn…
Kế hoạch chi tiết cho kỹ thuật cải biến từng phần tương đối đơn giản. Chúng được thiết kế cho các định chế riêng lẻ…
Tôi không cho rằng kỹ thuật cải biến từng phần không thể được xem trọng, hoặc rằng nó phải bị giới hạn trong các vấn đề “nhỏ”.
Theo phương pháp Soros-Popper, mục tiêu của IMF đưa SDR trở thành tiền tệ thế giới, vốn được khởi xướng năm 1969, có thể dễ dàng kéo dài đến năm 2025 hoặc bất cứ khi nào, như Popper đã nói, mà “các điều kiện thuận lợi hơn”.
Trớ trêu thay, phương pháp dần dần từng bước này không phải là kịch bản khả thi nhất để SDR thay thế đồng USD. Thay vào đó, một cuộc khủng hoảng tài chính trong vài năm tới, gây ra bởi rủi ro của chứng khoán phái sinh và sự liên kết chằng chịt của các ngân hàng, có thể gây ra một cuộc khủng oảng thanh khoản toàn cầu tồi tệ hơn những cuộc khủng hoảng năm 1998 và năm 2008. Lần này, bảng cân đối của FED vốn đã cồng kềnh và bị kéo giãn đến mức giới hạn sẽ không đủ linh hoạt để khôi phục tính thanh khoản của thị trường liên ngân hàng. SDR sẽ bị buộc phải đưa vào sử dụng để ổn định hệ thống, như đã được thực hiện vào năm 1979 và năm 2009. Những điều kiện đang ngày càng phổ biến hiện nay có nghĩa là quy trình sẽ được thực hiện trên cơ sở một cuộc sụp đổ, không có tham chiếu đến cơ sở hạ tầng được xây dựgn một cách cẩn thận đang trong quá trình thiết kế. Cơ sở hạ tầng hiện tại từ các định chế như DTCC và SWIFT sẽ bị buộc phải đưa vào sử dụng để tạo điều kiện cho thị trường SDR mới.
Muốn sử dụng SDR theo cách này, cần phải có sự chấp nhận của Trung Quốc, và để đổi lấy sự chấp thuận của mình, Trung Quốc sẽ nhất định rằng SDR sẽ được sử dụng không phải để cứu đồng USD, như đã làm trong quá khứ, mà để thay thế đồng USD càng nhanh càng tốt. Quá trình này sẽ diễn ra trong vài tháng, tốc độ khá nhanh nếu tình theo tiêu chuẩn của hệ thống tiền tệ quốc tế. Việc chuyển đổi sẽ gây ra lạm phát nếu tính theo đồng USD, không phải vì việc in USD mới mà vì đồng USD sẽ bị giảm giá trị so với SDR. Từ đó trở đi, nền kinh tế Mỹ sẽ phải đối mặt với những điều chỉnh cơ cấu nghiêm trọng khi nó thấy rằng mình phải kiếm được SDR thông qua cạnh tranh trong thị trường toàn cầu chứ không phải tùy ý in dự trữ khi cần.
Trong kịch bản này, tiết kiệm dưới hình thức tiền gửi ngân hàng, các chính sách bảo hiểm, tiền trợ cấp hàng năm và trợ cấp lương hưu sẽ bị xóa sổ.
Sự trở lại của bản vị vàng là một cách khác để thoát khỏi mê cung của in tiền. Điều này có thể nảy sinh từ tình trạng lạm phát cực đoan, khi cần phải viện đến vàng để khôi phục niềm tin, hoặc trong tình trạng giảm phát cực đoan, khi các Chính phủ định giá để nâng mức giá chung. Bản vị vàng này được sử dụng không phải vì các Chính phủ chọn nó, mà vì nó cần thiết khi niềm tin sụp đổ. Một ước lượng xấp xỉ cho giá vàng cân bằng, không giảm phát là 9000 USD/ounce, mặc dù giá trị có thể cao hơn hoặc thấp hơn tùy thuộc vào các đặc tính kỹ thuật trong thiết kế của bản vị vàng. Tiền tệ trong lưu thông sẽ không phải là đồng tiền vàng mà là đồng USD (nếu Hoa Kỳ cầm trịch) hoặc SDR (nếu IMF là định chế trung gian). SDR được đảm bảo bằng vàng này sẽ khác với SDR giấy, nhưng tác động của chúng đối với đồng USD là như nhau. Bất kỳ sự di chuyển nào về phía đồng USD vàng hay SDR vàng đều sẽ gây ra lạm phát, vì vàng sẽ phải được định giá lại, cao hơn nhiều để hỗ trợ thương mại và tài chính thế giới với cổ phiếu vàng hiện có. Giống như kịch bản SDR-giấy, lạm phát do sự mất giá của đồng USD so với vàng sẽ quét sạch các hình thức tiết kiệm.
Bất ổn xã hội là con đường thứ ba. Bất ổn xã hội liên quan đến bạo loạn, đình công, phá hoại và các hành vi rối loạn chức năng khác. Nó khác với phản kháng xã hội vì bất ổn xã hội liên quan đến các hành vi phi pháp, bạo lực và phá hoại tài sản. Sự bất ổn này có thể là phản ứng đối với siêu lạm phát cực đoan, tình trạng được nhìn nhận một cách rộng rãi và hợp lý như một hành vi trộm cắp do nhà nước thực hiện. Bất ổn xã hội có thể là phản ứng với tình trạng giảm phát cực đoan, thường kèm theo phá sản, thất nghiệp và cắt giảm phúc lợi xã hội. Bất ổn cũng có thể phát sinh sau một cuộc chiến tranh tài chính hoặc sụp đổ hệ thống, khi người dân nhận ra tài sản của họ đã biến mất vào màn sương mù của hành vi thâm nhập trái phép, thao túng, hình thức giải cứu ball-in và tịch thu.
Bất ổn xã hội không thể dự đoán được vì nó là một đặc điểm nổi bật của một hệ thống phức hợp. Bất ổn xã hội phát sinh tự phát từ hệ thống phức tạp nhất – xã hội – một hệ thống lớn hơn và phức hợp hơn tất cả những thành phần tài chính và kỹ thuật số trong đó. Các cuộc bạo loạn tiền tệ sẽ làm nhà chức trách bất ngờ. Một khi sự tan rã xã hội bắt đầu, sẽ rất khó để bắt giữ bất cứ ai.
Tan rã xã hội không thể dự đoán được, nhưng phản ứng chính thức thì có. Nó sẽ mang hình thức chủ nghĩa tân phát xít (neofacism), thay thế quyền lực nhà nước bằng tự do. Quá trình này đã tiến triển rất nhiều trong những khoảng thời gian tương đối bình lặng và sẽ phát triển mạnh mẽ hơn khi bạo lực bùng phát. Như tác giả Radley Balko đã ghi lại trong Sự trỗi dậy của những Binh đoàn (Rise of the Warrior Cop), nhà nước được trang bị vũ lực đầy đủ bởi các đội SWAT, máy báy không người lái, xe bọc thép, thiết bị giám sát kỹ thuật số, khí gas, lựu đạn flash… Người dân sẽ phát hiện ra một cách muộn màn rằng mọi bốt điện thoại E-Zpass ở Mỹ đều có thể nhanh chóng được chuyển thành điểm cấm và mọi máy quay giao thông đều không chỉ làm mỗi nhiệm vụ quét biển số xe. Những vụ việc tai tiếng của IRS và NSA vào năm 2013 cho thấy các cơ quan Chính phủ đáng tin cậy có thể bị lật đổ trong chớp mắt như thế nào vì những hành vi giám sát bất hợp pháp và đàn áp vì động cơ chính trị.
Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ đều đồng lõa như nhau với sự trỗi dậy của chủ nghĩa tân phát xít. Tác giả Jonah Goldberg đã ghi lại lịch sử của chủ nghĩa phát xít và cho thấy rằng, cội nguồn của nó trong những năm đầu thế kỷ XX về bản chất chính là chủ nghĩa xã hội. Nhân vật đầu tiên công khai theo chủ nghĩa phát xít, Benito Mussolini, được những người cùng thời xem là có tư tưởng cánh tả. Ngày nay, sự phân biệt giữa cánh Tả và cánh Hữu của những người theo phe chủ nghĩa phát xít không quan trọng bằng sự phân biệt giữa phe ủng hộ quyền lực nhà nước và phe ủng hộ tự do. Thị trưởng thành phố New York, Michael Bloomberg, là một trường hợp như vậy. Tùy thuộc vào những thời điểm khác nhau, ông có thể là đảng viên Đảng Cộng hòa, đảng viên Đảng Dân chủ, hay một người trung lập. Trong suốt nhiệm kỳ của mình, ông phô bày thái độ có thể gọi là “thân phát xít”. Nỗ lực của ông trong việc cấm các loại soda có đường lớn ở thành phố New York à một cuộc diễn tập quyền lực nhà nước điển hình với chi phí là sự tự do, bất chấp nhiều lời chế giễu. Điều đáng lo ngại hơn là câu nói của ông: “Tôi có quân đội của tôi trong NYPD – quân đội lớn thứ bảy trên thế giới”.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận