24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
GS Trương Nguyện Thành Vip
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Sự sụp đổ của đế chế Blockbuster

Đa số cho rằng công nghệ stream video đã giết chết Blockbuster nhưng thực tế thì Blockbuster đã trên đường sụp đổ từ lâu trước khi Netflix bắt đầu stream video. Thế nếu không phải công nghệ thì điều gì đã làm sụp đổ một đế chế cho mướn phim mà chỉ trong 25 năm từ 20 cửa tiệm lên gần 10.000 tiệm?

Tôi có từng viết về sự sụp đổ của Nokia. Xét kỹ thì sự sụp đổ của Blockbuster có nhiều điểm tương đồng.

Năm 1987, Wayne Huizenga mua lại Blockbuster lúc ấy chỉ có 20 tiệm. Chiến lược phát triển của Huizenga là mua và mở thêm tiệm để tăng doanh thu. Và công thức này đã giúp Blockbluster tăng trưởng liên tục đến chóng mặt và từng tự hào ‘Tại mỗi góc phố ở Mỹ sẽ có một tiệm cho mướn phim Blockbuster’. Tuy nhiên thành công không dạy cho chúng ta một bài học gì mà chỉ tạo nên những điểm mù tư duy trong tổ chức và lãnh đạo. Và đây chính là điều đã làm nên sự sụp đổ của Blockbuster.

1. Coi thường đối thủ cạnh tranh

Từ 1992 đối thủ cạnh tranh chính của Blockbuster là Video Central tuy chỉ có 35 cửa tiệm. Nhưng ở những cửa tiệm gần với Blockbuster thì doanh thu của Video Central cao hơn gấp 2-3 lần với chiến lược cho mướn giá rẻ. Blockbuster không màng tìm hiểu lý do nhưng rồi quyết định tăng phí thuê cho phim mới.

Năm 2004, McDonald thử nghiệm một ý tưởng điên rồ ở thành phố Denver với 200 của tiệm bán bánh mì hamburger của họ. Họ đặt ở cửa ra vào một kiosk mà họ gọi là Redbox cho mướn phim thịnh hành, tiện lợi, giá rẻ và không bị phí trả trễ. Ngay lập tức các cửa tiệm Blockbuster ở Denver thấy doanh thu giảm trầm trọng. Thế Blockbuster làm gì? Không làm gì cả. Tại sao Blockbuster không lấy ý tưởng kiosk để làm ở mỗi của tiệm Walmart hay thuốc tây cho cả nước? Không ai hiểu nổi. hihihihi

2. Coi thường thay đổi trong môi trường kinh doanh

Bắt đầu từ năm 1996 thì Blockbuster bắt đầu thấy dấu hiệu khủng hoảng tài chính khi doanh thu trung bình mỗi tiệm giảm từ 900K USD xuống 700K USD trong khi chi phí vận hành không thay đổi. Năm 1997 Huizenga bán công ty và nhóm mua lại vẫn giữ nguyên chiến lược phát triển mở thêm tiệm để tăng doanh thu trong khi tỷ lệ lãi suất giảm.

Một số chủ tiệm Blockbuster thử nghiệm thay đổi cách quản lý và kết quả giảm chi phí vận hành đáng kể. Họ muốn chia sẻ kinh nghiệm này để có thể triển khai ở tất cả các cửa tiệm Blockbuster. Lãnh đạo tại trụ sở chính không quan tâm đến những gì xảy ra ở các cửa tiệm. Hầu như tất cả các quyết định đều đi từ trên mà không quan tâm đến thực tế ở nơi tiếp cận khách hàng.

3. Coi thường thay đổi công nghệ

Năm 1997, DVD ra đời và ngày càng rẻ. Thay vì Blockbuster hạ giá cho mướn vì giá DVD rẻ. Không, Blockbuster giữ nguyên phí thuê, phí phạt trả trễ, trong khi số lượng lựa chọn phim mới ngày càng tệ hơn. Đến lúc mua một phim DVD ngoài chợ còn 20$ thì người dùng bắt đầu nghĩ ‘Ủa, tại sao ta phải thuê từ 7-10$ USD một tuần trong khi mua thì chỉ 20$?’

Netflix bắt đầu không phải là cty stream phim mà là cho mướn qua thư gửi. Bạn chọn tựa phim rồi ngày sau thì thấy phim gửi trong hộp thư và trả lại cũng thế. Tại sao Blockbuster không có dịch vụ tương tự? Nếu Blockbuster có dịch vụ như thế thì với số lượng phim cho mướn lớn hơn gấp nhiều lần của Netflix thì có thể giết chết Netflix trong chớp mắt. Blockbuster không làm gì và để Netflix đủ mạnh để phát triển chiến lược streaming video.

Khi Netflix chuyển qua streaming, Blockbuster cũng có thể làm thế vì công nghệ này không phải độc quyền của Netflix. Với số lượng phim cho mướn lớn như thế thì dư khả năng chiếm thị phần trong mảng này. Nhưng không, Blockbuster chỉ quan tâm đến mở thêm tiệm.

Đến khi Blockbuster quyết định có dịch vụ streaming thì mọi thứ đã quá trễ. Số lượng cửa tiệm quá lớn, doanh thu giảm, chi phí vận hành không giảm, giới đầu tư bắt đầu thấy được tương lai của Blockbuster và giá cổ phiếu rớt liên tục. Blockbuster phá sản.

Nếu bạn đứng ngoài thì bạn thấy bức tranh rất rõ. Nhưng lãnh đạo của Blockbuster lại không thấy, tại sao vậy? Chúng ta chỉ thấy điều chúng ta muốn thấy, nghe điều chúng ta muốn nghe và hiểu theo cách mà chúng ta muốn hiểu. Tất cả các thông tin đi ngược lại với nhận thức của chúng ta thì não chúng ta đã giúp loại bỏ dùm chúng ta rồi hahahaha.

Điểm mù tư duy của lãnh đạo tạo nên điểm mù tư duy của tổ chức và từ đó tổ chức mất khả năng thích nghi với thay đổi trong môi trường kinh doanh cũng như công nghệ là lý do chính cho sự sụp đổ của Blockbuster.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Theo dõi người đăng bài

GS Trương Nguyện Thành Vip

Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY

Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả