Sự phục hưng của đồng tiền – Phần II
Điều gì khiến Bitcoin tương đương với vàng, tài sản tiền tệ được đảm bảo nhất của nền văn minh nhân loại? Câu trả lời nằm trong những quy tắc của giao thức Bitcoin.
Blockchain và khai thác dữ liệu Bitcoin
Blockchain của Bitcoin về cơ bản miêu tả bản ghi của các giao dịch liên tục được lưu lại bởi tất cả mọi người ngang cấp trong hệ thống mạng. Để xác định đúng khối và chuỗi, trước tiên chúng ta cần hiểu sâu về từ người ngang cấp. Theo thuật ngữ của Bitcoin, bất kỳ ai đều có thể trở thành người ngang cấp khi sử dụng node Bitcoin, một thiết bị máy tính chạy trên phần mềm Bitcoin. Chỉ những người vận hành node Bitcoin sử dụng nó theo cách hoàn toàn không cần đặt niềm tin, có nghĩa là họ chỉ tin tưởng vào phần mềm của mình để xác minh việc giải quyết các giao dịch BTC (không cần đặt niềm tin có thể xem là từ đối nghĩa với “có rủi ro đối tác”).
Chúng không ủy quyền cho bất kỳ ngân hàng, sàn giao dịch hay công ty phần mềm nào. Điều kỳ diệu của Bitcoin là mỗi người trong thế giới có thể trở thành người ngang cấp và vận hành một phần mềm cho phép tham gia vào mạng lưới tài chính toàn cầu. Tuy nhiên, hầu hết mọi người phụ thuộc vào một số hình thức nhà cung cấp để tương tác với Bitcoin như những phần mềm điện thoại dành cho ví và sàn giao dịch để giao dịch và lưu ký. Ví và sàn giao dịch giống như các ngân hàng của nền công nghiệp Bitcoin; khi mọi người phụ thuộc vào ngân hàng để tương tác với đồng USD hay đồng tiền quốc gia của họ, họ sẽ phụ thuộc vào những công ty ví điện tử và sàn giao dịch để tương tác với BTC của mình.
Nhưng họ không cần phải như vậy và đó là điều khiến Bitcoin trở nên có quyền lực. Bất kỳ ai với máy tính và mạng Internet có thể giao dịch toàn cầu mà không cần phụ thuộc vào bất kỳ công ty, chính phủ hay tổ chức nào. Việc sử dụng phần mềm Bitcoin hầu hết được thực hiện bởi những người có chuyên môn cao và vì vậy hầu hết mọi người sẽ tin tưởng vào các tổ chức tư nhân vì vấn đề chuyên môn.
Bây giờ, chúng ta có thể định nghĩa các khối. Khối là một tập hợp các dữ liệu bao gồm cả những chi tiết về các giao dịch Bitcoin chưa được giải quyết mà con người đang cố gắng để hoàn thành. Những giao dịch này có thể xem như những email đã được gửi nhưng chưa được nhận hoặc chỉ đang tồn tại trong không gian mạng. Các khối trở nên liên kết với nhau và những giao dịch chưa hoàn thành sẽ được xác nhận khi một khối được khai thác. Vậy khai thác ở đây có nghĩa là gì?
Cũng giống như những người khai thác vàng tiêu tốn năng lượng để đào vàng từ lớp vỏ Trái đất, những người khai thách Bitcoin, những người ngang cấp tranh giành nguồn cung BTC mới, sử dụng năng lượng đem lại cho họ đồng tiền bên trong phần mềm Bitcoin. Những người khai thác Bitcoin có được BTC khi họ tìm thấy con số ngẫu nhiên; giống như xổ số điện toán. Để tìm thấy con số đó, họ thực hiện hàng nghìn tỷ thuật toán mỗi giây. Điều đó khiến khai thác Bitcoin trở thành một trò chơi con số ngẫu nhiên lớn, và chỉ những máy tính hiệu suất cao nhất và nhanh nhất mới có thể chiến thắng trò chơi mà trong đó khả năng đoán bằng máy tính được xem là đáng giá nhất. Trong những ngày đầu của mạng lưới Bitcoin, bất kỳ ai cũng có thể thành công trong việc khai thác BTC bằng cách sử dụng máy tính cá nhân thông thường. Ngày nay, những siêu máy tính hiệu quả được gọi là ASICS (mạch tích hợp chuyên dụng) là điều kiện cần thiết để khai thác BTC thành công.
Chuyên gia kỹ thuật không cần thiết; điện, ASICS, và phần mềm cho phép mọi người tiếp cận để tham gia vào quá trình giới thiệu nguồn cung BTC. Những người khai thác được thúc đẩy về mặt tài chính; họ nhận được BTC vì những dịch vụ và họ có thể giữ lại hoặc đổi sang đồng tiền của mình. Họ giúp biến mạng lưới Bitcoin an toàn hơn thông qua việc cống hiến những cơn sóng năng lượng và sức mạnh của máy tính để bổ sung các khối vào chuỗi. Cơn sóng này thường được gọi là tỉ lệ băm, với từ “băm” xuất phát từ Thuật toán băm mã hóa 2 (SHA2) được phần mềm Bitcoin sử dụng để mã hóa. Khai thác Bitcoin cũng được xem là sử dụng thuật toán đồng thuận, được phát minh trước Bitcoin vào năm 2020 bởi nhà mật mã học Adam Back, người có được tấm bằng Tiến sĩ khoa học máy tính của trường Đại học Exeter. Satoshi Nakamoto trích dẫn lời của Back trong nghiên cứu của ông và phần lớn uy tín ban đầu của Bitcoin dựa vào việc sử dụng thuật toán đồng nhất, một công nghệ đã được chứng minh vào năm 2008. Thuật toán đồng thuận ở Bitcoin tương đương với việc đào vàng được nhắc đến trong nghiên cứu Bitcoin:
Việc bổ sung một lượng đồng xu mới liên tục và ổn định tương tự như việc những người thợ đào vàng mở rộng nguồn cung cấp để đưa vàng vào lưu thông.
Đừng nhầm lẫn, đây không chỉ là một phép so sánh. Satoshi Nakamoto đã dành nhiều tâm huyết trong việc thiết kế Bitcoin; nó được làm ra để bắt chước vàng vì về mặt lịch sử vàng là hình thức tiền tệ không đối tác tương đương lâu bền nhất trên hành tinh. Việc tìm kiếm vàng không hề rẻ và dễ dàng; nó cần đến năng lượng cũng như việc tìm kiếm BTC. Một khi người sử dụng khai thác thành công một khối và giành được BTC, khối sẽ trở thành bản cập nhật cho quyển sổ cái của các giao dịch được chia sẻ của Bitcoin, vậy nên mọi người trong mạng lưới có hiểu biết mới nhất về địa chỉ Bitcoin được gắn với chính xác bao nhiêu BTC. Các khối trở nên gắn kết với nhau trong quá trình này và để lại một bản ghi kế toán, blockchain của Bitcoin, cho tất cả người ngang cấp có thể theo dõi. Thuật ngữ blockchain được nhiều người biết đến, nhưng công nghệ sổ cái phân tán là một cách đơn giản hơn để miêu tả cấu trúc của mạng lưới nơi tất cả những người ngang cấp đều giữ một cuốn sổ cái hay một bản ghi các giao dịch. Với lý do này, thuật ngữ công nghệ sổ cái phân tán (Distributed Ledger Technology – DLT) đã được ứng dụng bởi bộ phận nghiên cứu của ngân hàng trung ương để miêu tả phần mềm bắt chước thiết kết của sổ cái phân tán ban đầu của Bitcoin.
Một người kiếm được bao nhiêu BTC khi khai thác thành công một khối, và ai quyết định nguồn cung của BTC? Thành phần tiếp theo trong thiết kế công phu của Satoshi nằm ở chính sách tiền tệ của Bitcoin hay những quy tắc xung quanh nguồn cung của BTC và nó tồn tại như thế nào. Chính sách tiền tệ của BTC và nó tồn tại như thé nào. Chính sách tiền tệ của Bitcoin không được đặt ra bởi con người trong phòng hợp của ngân hàng trung ương mà là một thuật toán được lập trình bởi Satoshi vào năm 2008 để cụ thể lịch trình phát hành chính xác của nó. Quy tắc phát hành rõ ràng, mạch lạc. Chúng công bằng với cả những người tham gia đầu tiên của mạng lưới.
Đối với 210.000 khối đầu tiên kể từ khi Bitcoin ra đời (hay khoảng 4 năm), 50 BTC được dành cho những người khai thác thành công mỗi khối. Đối với 210.000 khối tiếp theo, phần thưởng giảm xuống còn 25 BTC mỗi khối. Cứ mỗi 210.000 khối tiếp theo, phần thưởng cho việc khai thác sẽ giảm xuống còn một nửa. Mỗi một epoch này hay khoảng thời gian để hoàn thành từng giai đoạn trong lịch trình phát hành của Bitcoin (210.000 khối hay xấp xỉ 4 năm), chỉ ra cách chính sách tiền tệ của Bitcoin được thiết lập cố định như thế nào chứ không phải đưa ra tranh luận trong các phòng họp hay cuộc họp từ xa của các ngân hàng trung ương. Bitcoin hiện nay đang trong epoch thứ 4 với phần thưởng khai thác ở mức 6.25 BTC mỗi khối, hiện tại đáng giá hơn 200.000 USD. Satoshi đã vạch ra lịch trình cung cấp cho đến khi phần thưởng khối cuối cùng dự tính được diễn ra sau hơn một thế kỷ nữa vào năm 2140. Tại sao ông ấy lại chọn 21 triệu làm nguồn cung cuối cùng của BTC hay 210.000 epoch khối vẫn còn là một bí ẩn, nhưng những điều về sự chính xác của toán học đều có sức hút với mọi người. Sự khan hiếm vào thời gian đầu tồn tại của Bitcoin thậm chí không phải là một kỳ tích ấn tượng. Điều ấn tượng là mỗi người tham gia vào mạn glưới đều liên kết lại xung quanh nó và quy tắc về lịch trình cung cấp liên quan đã hình thành sự đồng thuận thực sự về Bitcoin. Sự khan hiếm và các quy tắc đảm bảo không chỉ tồn tại mà nó cũng nhanh chóng trở thành cố định.
Giao thức Bitcoin bắt buộc các khối diễn ra cách nhau 10 phút, nhưng thời gian thực sự giữa các khối mất vài giây hay vài giờ đồng hồ phụ thuộc vào việc một người khai thác mất bao lâu để chiến thắng trong mỗi vòng xổ số BTC. Thuật toán điều chỉnh xổ số điện toán mỗi hai tuần để đảm bảo các khối xảy ra cách nhau trung bình 10 phút, được gọi là thay đổi độ khó, được thiết lập bởi Satoshi Nakamoto và làm việc như một chiếc đồng hồ với toàn hệ thống Bitcoin. Không người nào có quyền điều khiển. Sự thay đổi độ khó hoàn toàn tự động. Thuật toán thay đổi độ khó được xem là bất khả xâm phạm đối với những người dùng Bitcoin và những nhà phát triển phần mềm vì nó là một trong những đặc tính của Bitcoin khiến nó trở nên trung lập và có khả năng chống lại sự kiểm soát tập trung. Với những ASIC khai thác vượt trội, một người khai thác có thể giành được tỉ lệ lớn những phần thưởng khối, nhưng cuối cùng Bitcoin sẽ tự miễn dịch với sự cải tiến trong sức mạnh xử lý máy tính bằng cách làm mờ đi các lợi thế. Sự gia tăng chức năng độ khó khai thác thường xuyên là một trong những cơ chế bảo mật của Bitcoin, ngăn chặn những máy tính hoạt động tốt khỏi việc giành được quá nhiều phần thưởng khối và thúc đẩy sự đổi mới trong việc sản xuất chip máy tính. Các quy tắc về nguồn cung Bitcoin đã trở nên không thể giả mạo, không thể thay đổi và là tiêu chuẩn vàng mới cho sự khan hiếm của tiền tệ. Kết quả của những quy tắc độc đáo và tuyệt vời của Bitcoin thực sự là hình thức tiền mới lạ. Với độ chính xác cao và phần mềm miễn phí, người ta có thể đo lường chính xác mức độ khan hiếm của tài sản thế chấp BTC của mình vào bất kỳ thời điểm nào.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận