Sự phục hồi kinh tế toàn cầu đang bị đe dọa?
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết, các quốc gia trên thế giới bị chia thành 2 khối do khả năng tiếp cận vắc-xin Covid-19 không bình đẳng.
Thông tin trên được trình bày tại cuộc họp đặc biệt công bố báo cáo cập nhật của IMF về triển vọng phát triển của nền kinh tế thế giới hôm 27/7.
Theo đó, một số quốc gia sẽ tiếp tục đối mặt với sự bùng phát của dịch bệnh và tỷ lệ tử vong cao. Một vấn đề khác là có thể tin tưởng vào việc bình thường hóa hơn nữa tình hình vốn liên quan đến hầu hết các nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, theo IMF, sự phục hồi cũng đang bị đe dọa ở những quốc gia hiện nay có ít ca nhiễm mới, bởi vì virus tiếp tục tồn tại ở phần còn lại của thế giới.
IMF giả định rằng, nền kinh tế thế giới năm 2021 sẽ tăng trưởng 6% và năm 2022 con số này sẽ là 4,9%. Dự báo tổng thể cho năm nay vẫn không thay đổi so với ước tính trước đó của IMF, nhưng đã được điều chỉnh cho một số quốc gia được chọn.
Ví dụ, đối với các thị trường mới nổi ở châu Á, các ước tính đã thay đổi theo chiều hướng xấu đi và đối với các nền kinh tế phát triển theo chiều hướng tốt hơn, điều này phản ánh sự phát triển của tình hình kinh tế với đại dịch.
Dự báo cho năm 2022 được cải thiện 0,5% chủ yếu liên quan đến triển vọng của các nước phát triển, đặc biệt là Mỹ. Chúng được phản ánh bằng các biện pháp dự kiến về hỗ trợ tài chính bổ sung trong nửa cuối năm 2021 và sự cải thiện các chỉ số sức khỏe ở các nước này.
Dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ được tăng lên 7% cho năm 2021 và 4,9% cho 2022, cao hơn tương ứng 0,6 và 1,4% so với cập nhật trước.
Ngoài ra, trong cập nhật báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới (WEO), IMF dự báo các nền kinh tế mới nổi châu Á tăng trưởng 7,5% trong năm nay, giảm 1,1% so với dự báo đưa ra hồi tháng 4.
Trong khi đó, nhóm 5 nền kinh tế đang phát triển lớn nhất trong Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam bị IMF hạ dự báo tăng trưởng 0,6%, còn 4,3%.
Dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc năm nay giảm 0,3%, còn 8,1% do sự giảm tốc trong hoạt động đầu tư công và các biện pháp hỗ trợ tài khoá.
Về năm 2022, IMF nâng dự báo tăng trưởng các nền kinh tế mới nổi châu Á thêm 0,4%, lên 6,4%.
Hiện nay Đông Nam Á đã trở thành tâm dịch mới của đại dịch Covid-19 toàn cầu, buộc các nước trong khu vực phải áp các biện pháp hạn chế đi lại và phong toả để chống dịch, đồng nghĩa đặt ra trở ngại lớn đối với tăng trưởng kinh tế.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận