24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Nguyên Bình
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Sự phụ thuộc vào Trung Quốc liệu có kết thúc?

Thế giới phụ thuộc quá lớn vào Trung Quốc, muốn giảm xuống thì phải chấp nhận trả giá. Liệu công ty, tập đoàn lớn nào sẵn sàng trả giá về kinh tế?

Đại dịch Covid-19 càng hối thúc các nhà hoạch định chính sách của Mỹ quyết tâm hơn trong việc giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc đối với các hàng hóa chiến lược, vấn đề đã được dấy lên khi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung bùng phát. Thế nhưng quyết tâm là m

Giảm phụ thuộc

Thời gian gần đây, Chính quyền Trump liên tục nói về việc đưa chuỗi cung ứng từ Trung Quốc về nước. Họ còn công khai bày tỏ ý định xây dựng một nhóm các quốc gia thân thiện ở châu Á để sản xuất hàng hóa thiết yếu. Tổng thống Donald Trump hồi tháng trước thậm chí còn nói rằng, Mỹ sẽ tiết kiệm được 500 tỷ USD nếu cắt đứt quan hệ với Trung Quốc.

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, người đã công bố Chiến lược An ninh kinh tế cuối năm ngoái, hồi tháng Tư vừa qua cho biết, Úc, New Zealand, Nhật Bản, Ấn Độ và Hàn Quốc là những quốc gia mà Mỹ đã nói chuyện về chuỗi cung ứng.

Theo Keith Krach - một quan chức Bộ Ngoại giao phụ trách vấn đề phát triển các chính sách quốc tế liên quan đến tăng trưởng kinh tế, một trong những giải pháp quan trọng nhất của Chiến lược an ninh kinh tế là mở rộng và đa dạng hóa chuỗi cung ứng để bảo vệ “người dân trong thế giới tự do”. Krach cũng cho biết, cái gọi là “Mạng lưới thịnh vượng kinh tế” của những đồng minh có cùng chí hướng sẽ được xây dựng cho các sản phẩm quan trọng, như dược phẩm, thiết bị y tế, chất bán dẫn, ô tô, hàng không vũ trụ, dệt may và hóa chất và một số lĩnh vực khác.

Trên thực tế, làn sóng dịch chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc (còn được gọi là Trung Quốc+1) đã bắt đầu từ cách đây hơn một thập kỷ mà nguyên nhân chính là do tiền lương và chi phí gia tăng tại Trung Quốc. Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung bùng nổ càng khuyến khích làn sóng dịch chuyển này để tránh hàng rào thuế quan được dựng lên giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Trong số này có cả Đài Loan và Nhật Bản, một trong những nhà đầu tư lớn nhất vào năng lực sản xuất của Trung Quốc trong những ngày đầu. Năm 2019, các quan chức Đài Loan đã khuyến khích các công ty xây dựng chuỗi cung ứng bên ngoài Trung Quốc với các chính sách như hỗ trợ tiền thuê nhà, tài chính giá rẻ, giảm thuế và đơn giản hóa việc đầu tư vào Đài Loan. Động thái này đã giúp nền kinh tế Đài Loan vượt qua cuộc chiến thương mại năm ngoái và thu hút được hơn 1 nghìn tỷ Đài tệ (33,5 tỷ USD) cam kết hoặc đầu tư trong nước.

Nhật Bản gần đây cũng đã có những động thái tương tự khi mà chính quyền của Thủ tướng Shinzo Abe đã dành ngân sách khoảng 220 tỷ yên (2 tỷ USD) cho các công ty chuyển sản xuất về nước và 23,5 tỷ yên cho những công ty tìm cách chuyển sản xuất sang các nước khác.

“Tất cả mọi người đều đồng ý rằng cần phải xem xét lại tính bền vững của chuỗi cung ứng”, Hiroaki Nakanishi - Chủ tịch Hitachi Ltd. cho biết. Tuy nhiên theo ông, sẽ không thực tế nếu đột nhiên chuyển tất cả sản xuất về Nhật; nhưng nếu phụ thuộc hoàn toàn vào một quốc gia cụ thể sẽ có những hậu quả rất lớn.

Nói dễ, làm khó

“Nhiều công ty đã bắt đầu áp dụng chiến lược “Trung Quốc +1” về trung tâm sản xuất từ khi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung bắt đầu vào năm 2018. Mặc dù đại dịch sẽ tạo ra một cú hích khác, nhưng việc rời khỏi Trung Quốc sẽ chậm vì nước này vẫn tự hào có sản lượng sản xuất hàng năm lớn đến mức ngay cả một nhóm các quốc gia sẽ phải vật lộn để hấp thụ một phần của nó”, Anwita Basu - Trưởng bộ phận nghiên cứu rủi ro quốc gia châu Á của Fitch Solutions cho biết.

Ngay cả với Mỹ, các cuộc phỏng vấn gần đây với gần một chục quan chức chính phủ và các nhà phân tích ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cho thấy, những nỗ lực trên thực tế để tái cấu trúc chuỗi cung ứng là ít hơn nhiều so với mong muốn. Đặc biệt trong bối cảnh đại dịch Covid-19 hiện nay, theo Deborah Elms thuộc Trung tâm Thương mại châu Á, các doanh nghiệp lại càng khó khăn trong việc di chuyển chuỗi cung ứng vì dòng tiền sụt giảm, nhân viên đang làm việc tại nhà và môi trường kinh doanh đã thay đổi. Chưa kể Bộ Ngoại giao không có thẩm quyền đối với thương mại, trong khi các quan chức ở các nước châu Á khác cho biết, không có cuộc đàm phán chính thức nào với Mỹ diễn ra.

Trong khi đó không thể phủ nhận Trung Quốc vẫn đang nắm giữ nhiều lợi thế của một công xưởng lớn nhất thế giới. Năm ngoái, 38% trong tổng số 11 tỷ USD vốn đầu tư ra nước ngoài của Đài Loan vẫn chảy vào đại lục, con số tương ứng của Nhật là 10%.

Young Liu - Chủ tịch của Hon Hai Precision Industry có trụ sở tại Đài Loan, chủ sở hữu thương hiệu Foxconn chuyên sản xuất iPhone tại các nhà máy ở Trung Quốc cho biết vào giữa tháng 5 rằng, họ khó di chuyển việc lắp ráp các thiết bị di động đến Mỹ do số lượng công nhân cần thiết.

“Trung Quốc vẫn khó có thể thể sánh được với tư cách là một nơi sản xuất với số lượng công nhân lành nghề, mạng lưới nhà cung cấp sâu rộng, sự hỗ trợ của Chính phủ cũng như cơ sở hạ tầng đáng tin cậy”, Dan Wang - một nhà phân tích của Gavekal Dragonomics đã viết trong một báo cáo hồi tháng Tư.

Ngoài ra còn một lý do nữa khiến các công ty vẫn duy trì hiện diện tại Trung Quốc đó là thị trường nội địa rộng lớn và đang phát triển nhanh chóng của nước này.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả