Sự lạc quan của nhà đầu tư giúp thị trường tăng bất chấp số liệu kinh tế tiêu cực
Nhà đầu tư cảm thấy lạc quan khi thời hạn cách ly sắp kết thúc và chính sách nới lỏng tiền tệ lớn chưa từng thấy của các chính phủ trên toàn thế giới. Thị trường tăng bất chấp các số liệu kinh tế tiêu cực và căng thẳng gia tăng giữa Mỹ - Trung
Chỉ số S & P 500 đã tăng 0,5% vào thứ Sáu, kết thúc tuần tăng 3%. Chỉ số này đánh dấu mức tăng cao nhất trong vòng 2 tháng kể từ năm 2009 (17.8%).
Tuy nhiên, không phải tất cả các tin tức tuần trước đều tích cực. GDP của Mỹ giảm -5% trong quý đầu tiên, kết quả thấp nhất kể từ cuối năm 2008, khi Mỹ đang ở giữa cơn bão suy thoái lớn, kéo theo 6 năm tăng trưởng suy giảm. Lịch sử hoàn toàn có thể lặp lại bởi vì theo Chủ tịch Fed Jerome Powell, trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình tăng trưởng có thể thu hẹp thêm 30%.
Đồng thời, vào đầu tháng 4, Qũy Tiền Tệ (IMF) đã dự đoán về sự suy thoái tồi tệ nhất kể từ Đại suy thoái. Chi tiêu cá nhân đã giảm kỷ lục 13,6% trong tháng 4.
Nhà đầu tư vẫn lạc quan dù dữ liệu kinh tế xấu.
Nhưng tất cả những tin tức xấu về dữ liệu kinh tế dường như không liên quan đến việc tăng giá cổ phiếu. Dù chỉ 2 tuần trước, Fed đã cảnh báo kinh tế tăng trưởng chậm và sẽ không có them bất cứ sự cứu trợ nào từ Chính phủ, các nhà đầu tư vẫn tiếp tục đẩy thị trường tăng cao hơn. Tuần này Mỹ sẽ công bố những số liệu kinh tế còn sốc hơn nữa với nhiều dự đón tỷ lệ thất nghiệp đạt gần 20% trong tháng 5.
S&P 500 đã tăng vọt 36% kể từ đáy vào ngày 23 tháng 3, bất chấp mọi cảnh báo và dự đoán tiêu cực.
Thành thật mà nói, chúng tôi dự đoán rằng thị trường có thể điều chỉnh vì các mô hình giảm giá liên tục xuất hiện. Gần đây nhất, S&P 500 đã tạo một mô hình vai đầu vai nhỏ và tiếp tục tvuotj đỉnh để tạo thành mô hình cây nêm tăng.
Trên thực tế, giá vẫn có thể đang hình thành một mô hình vai đầu vai (VĐV) lớn hơn nhiều, trong đó mô hình VĐV nhỏ ban đầu của chúng tôi chiếm vị trí bên trái của đỉnh mô hình VĐV lớn đó. (Lưu ý rằng mẫu mô hình VĐV thường mất từ 3 đến 9 tháng để phát triển.)
Ngoài ra, biểu đồ chỉ số (SPX) vẫn đang hình thành một nêm tăng. Đường viền trên của đồ thị H & S nhỏ có thể đóng vai trò là đường viền trên của mô hình VĐV lớn hơn. Cuối cùng, nếu giá rớt thủng hỗ trợ thì đợt bán tháo có thể bị kích hoạt.
Vậy tại sao chúng tôi lại có ý tưởng bi quan như vậy về thị trường? Theo quan sát của chúng tôi, đường chỉ số A/D liên tục giảm báo hiệu rằng mức tăng không lan tỏa trên toàn bộ thị trường.
Sau khi tăng đột biến gần 2 tuần trước, đường A/D cho thấy toàn bộ thị trường đang rơi vào trạng thái điều chỉnh giống như trước đợt bán tháo cuối tháng 3.
Liệu rằng mức tăng của thị trường có bền vững? Liệu thị trường có hồi phục hình chữ V? Liệu chúng ta có thể an tâm vào gói nới lỏng định lượng của Chính phủ bất chấp tương lai u ám của nền kinh tế?
Một yếu tố tiêu cực của thị trường là khả năng bùng phát một cuộc chiến tranh lạnh giữa 2 nên kih tế lớn nhất thế giới.
Ở phương diện kỹ thuật, lợi suất trái phiếu đang ở mức hỗ trợ trong một kênh tăng.
Đồng đô la giảm trong ngày thứ hai khi tuần giao dịch gần kết thúc và phá vỡ ngưỡng hỗ trợ.
Vàng hồi phục từ sự suy giảm trước đó, hoàn thành mô hình tam giác đối xứng và cả đồ thị VĐV.
Bitcoin tăng trong tuần.
Bitcoin đã tăng trong một tam giác đối xứng, khi nó nỗ lực để thoát khỏi xu hướng giảm dài hạn kể từ mức cao vào tháng Sáu. Mẫu hình tiếp tục được hỗ trợ bởi đường DMA200.
Dầu thô hồi phục muộn nhưng có mức tăng cao nhất trong tháng.
Dầu đạt ngưỡng 36 đô la một thùng, lần đầu tiên kể từ ngày 6 tháng 3. Kháng cự hiện tại là 41 đô la. Thứ Sáu tuần trước giá dầu có thể đã hoàn thành mô hình lá cờ. Chúng tôi cho rằng đây là tín hiệu mạnh hơn mô hình tích lũy đi xuống của giá dầu. Có thể các nguồn cung đã cạn kiệt.
Các sự kiện tuần tới:
Tất cả thời gian được liệt kê là EDT
Chủ nhật
21h45: Trung Quốc – Chỉ số PMI không thay đổi ở mức 49,6.
Thứ hai
Thị trường Đức, Thụy Sĩ và New Zealand đóng cửa cho ngày lễ
3:55: Đức – chỉ số PMI không thay đổi ở mức 36,8.
4:30: Vương quốc Anh – GDP dự kiến sẽ tăng lên tới 40,7 từ 40,6.
10:00: chỉ số PMI trong sản xuất ISM có khả năng tăng lên 43,0 từ 41,5.
Thứ ba
00:30: Úc – Ngân hàng trung ương Úc quyết định giữ mức lãi suất ở mức 0,25%.
21:30: Úc – GDP dự kiến sẽ giảm xuống -0,3 từ 0,5% so với quý cùng kỳ.
Thứ tư
3:55: Đức - Thay đổi dự báo thất nghiệp sẽ giảm xuống 195K từ mức 373K.
4:30: UK – Chỉ số PMI Dịch vụ: dự kiến sẽ tăng cao hơn tới 28.0 từ 27.8.
8:15: Hoa Kỳ - Bảng lương phi nông nghiệp của ADP thay đổi giảm xuống -9.000k từ -20.236K.
10:00: US – Chỉ số PMI phi sản xuất ISM có khả năng thay đổi tăng lên 44.0 từ 41.8.
10:00: Canada - Quyết định lãi suất của BoC dự báo duy trì ổn định ở mức 0,25%.
10:30: Mỹ - Tồn kho dầu thô dự kiến giảm xuống -1.944M từ 7.928M.
21:30: Úc - Doanh số bán lẻ giảm xuống -17,9% từ 8,5%.
Thứ năm
4:30: UK - PMI Xây dựng dự kiến sẽ tăng lên 30.0 từ 8.2.
7:45: Eurozone - Tuyên bố chính sách tiền tệ và quyết định lãi suất của ECB dự báo lãi suất sẽ giữ nguyên ở mức 0%.
Thứ sáu
8:30: Hoa Kỳ - Biên chế phi nông nghiệp dự kiến sẽ ở mức -8,250K cho tháng 5 từ -20.500K vào tháng Tư.
8:30: Canada - Thay đổi việc làm có khả năng đã giảm xuống -500,0K vào tháng Năm từ -1,993,98K vào tháng Tư.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận