Sự kiện chứng khoán cần lưu ý trong tuần 11 - 15/4
Dữ liệu kinh tế Mỹ; Báo cáo kết quả kinh doanh của các ngân hàng; Động thái của ECB;... là các sự kiện quốc tế quan trọng nhà đầu tư chứng khoán cần quan sát trong tuần giao dịch từ tuần 11 - 15/4/2022.
CPI của Mỹ
Chỉ số lạm phát giá tiêu dùng CPI vào tháng 2 của Mỹ đạt 7,9% và là mức tăng hàng năm lớn nhất trong 40 năm và dữ liệu CPI tháng 3 của Mỹ sẽ được công bố thứ Tư (13/4) dự kiến với mức tăng 8,5% khi căng thẳng ở Ukraine khiến giá hàng hóa tăng cao.
Chỉ số lạm phát mạnh mẽ sẽ củng cố khả năng Cục Dự trữ Liên bang (Fed) sẽ tiến hành tăng lãi suất mạnh mẽ hơn, có khả năng làm tăng thêm lo ngại của nhà đầu tư rằng chính sách tiền tệ thắt chặt hơn có thể đóng vai trò là lực cản đối với nền kinh tế.
Fed đã tăng lãi suất thêm 0,25% vào tháng 3 và biên bản cuộc họp được công bố tuần qua cho thấy rằng các đợt tăng lãi suất đáng kể hơn và bảng cân đối kế toán có thể bị thu hẹp trong những tháng tới khi các nhà hoạch định chính sách cố gắng ngăn chặn lạm phát cao trở nên cố thủ.
Dữ liệu kinh tế Mỹ
Bên cạnh dữ liệu CPI, Mỹ sẽ công bố dữ liệu về lạm phát giá sản xuất vào thứ Tư (13/4). Các số liệu mới nhất về số đơn yêu cầu thất nghiệp ban đầu sẽ được công bố vào thứ Năm (14/4) cùng với dữ liệu về doanh số bán lẻ và tâm lý người tiêu dùng.
Ngoài ra, một số nhà hoạch định chính sách của Fed cũng dự kiến sẽ phát biểu trong tuần này.
Báo cáo kết quả kinh doanh của các ngân hàng
Các ngân hàng đầu tư lớn của Mỹ bao gồm JPMorgan, Goldman Sachs, Morgan Stanley Citigroup và Wells Fargo sẽ bắt đầu mùa báo cáo kết quả kinh doanh quý đầu tiên trong tuần này và các nhà phân tích đang kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận của lĩnh vực tài chính sẽ giảm so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu của ngân hàng đầu tư đang bị ảnh hưởng sau khi xung đột Nga và Ukraine lep thang, trong khi một số ngân hàng đang trích lập dự phòng cho những tổn thất liên quan đến Nga.
Cổ phiếu ngân hàng đã có diễn biến tiêu cực trong năm nay khi mất 11% so với mức giảm 6% của chỉ số S&P 500.
Các giám đốc điều hành ngân hàng có thể sẽ bị thúc ép bởi quan điểm của họ về việc liệu nền kinh tế Mỹ có thể tiếp tục phát triển trong bối cảnh nền kinh tế suy thoái từ căng thẳng ở Ukraine và liệu Fed có đẩy mạnh việc tăng lãi suất hơn hay không.
Động thái của ECB
ECB sẽ tổ chức cuộc họp thiết lập chính sách mới nhất vào thứ Năm (14/4) và trong khi lạm phát khu vực đồng euro đang ở mức cao kỷ lục 7,5%, phần lớn được thúc đẩy bởi chi phí năng lượng tăng nhanh, các nhà hoạch định chính sách miễn cưỡng thắt chặt chính sách tiền tệ trong bối cảnh không chắc chắn về tác động của căng thẳng ở Ukraine ảnh hưởng tới nền kinh tế của khối.
Với lạm phát vẫn chưa có dấu hiệu đạt đỉnh, các lời kêu gọi tăng lãi suất của các thành viên có quan điểm diều hâu hơn trong hội đồng điều hành của ECB có thể trở nên khó bỏ qua hơn.
Các nhà theo dõi thị trường ngày càng kỳ vọng ECB sẽ tăng lãi suất trong năm nay.
Vào tháng 3, ECB đã thông báo cắt giảm chương trình kích thích mua trái phiếu và chương trình này sẽ kết thúc vào tháng 9. Đồng thời, ECB cho biết việc tăng lãi suất có thể xảy ra sau “một thời gian” sau khi kết thúc mua trái phiếu.
Cuộc chiến chống lạm phát
Các ngân hàng trung ương ở cả Canada và New Zealand đều chuẩn bị họp vào thứ Tư (13/4), với các nhà theo dõi thị trường kỳ vọng các quan chức tại cả hai ngân hàng sẽ thực hiện đợt tăng lãi suất lớn nhất trong 20 năm trong bối cảnh lạm phát tăng vọt trên toàn thế giới.
Theo dữ liệu do Reuters tổng hợp, các thị trường đang định giá 90% Ngân hàng trung ương New Zealand sẽ tăng lãi suất thêm 0,55 và khả năng 80% Ngân hàng trung ương Canada cũng có động thái tương tự.
Với mức lạm phát của Canada ở trên mục tiêu cho đến năm 2024, một đợt tăng lãi suất thêm 0,5% có thể diễn ra vào tháng 6. New Zealand đã thực hiện một đợt tăng lãi suất 0,25% vào tháng 2 vừa qua và đánh dấu khả năng có những đợt tăng lãi suất lớn hơn ở phía trước.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận