Sự kết thúc của một siêu chu kỳ?
Những lần được qua các đại đô thị sầm uất Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu hay chu du những miền hẻo lánh Tân Cương, Tây Tạng những năm gần đây đều làm tôi choáng ngợp. Cơ sở hạ tầng và quy mô đô thị của mọi miền đất nước TQ đều quá hoàng tráng và hiện đại, thậm chí vượt xa nhiều nước phát triển phương tây. Mặt khác, cũng ko đâu trên thế giới có nhiều tòa nhà, nhiều khu đô thị mới hoang vắng bóng người như TQ.
Thị trường BĐS và hạ tầng TQ vừa trải qua một chu kỳ 30 năm tăng trưởng bùng nổ. BĐS và các ngành liên quan hiện chiếm 1/4 GDP TQ, tiêu thụ xi măng, sắt thép chiếm 50-60% nhu cầu toàn cầu. Siêu chu kỳ này không chỉ giúp kinh tế TQ thịnh vượng, mà còn giúp nhiều ngành liên quan tăng trưởng mạnh trên phạm vi toàn cầu.
Nhưng 2023 đang đáng dấu một cột mốc đặc biệt. Nhu cầu xây mới BĐS TQ lần đầu tiên giảm hơn 50% so với đỉnh (từ 2,3 tỷ xuống còn 1 tỷ m2/năm -Chart 1), mặc cho chính phủ đã nhiều lần hạ lãi suất và nới lỏng rất nhiều chính sách với BĐS để kích cầu gần 1 năm qua.
Trong hai chu kỳ suy giảm gần đây, 2009 và 2016, các chính sách kích thích có tác dụng khá sớm và mạnh tới cầu mua và xây nhà mới, giúp thị trường BĐS bùng lên nhịp tăng mới, kéo theo nhu cầu các ngành liên quan cũng như giúp kinh tế chung phục hồi. Lần này, nhu cầu BĐS dường như vẫn trơ lỳ với các chính sách kích thích. Kinh tế TQ cũng chững hẳn đà hồi phục và mục tiêu tăng 5% GDP năm nay trở nên thách thức.
Phía sau sự hụt hẫng này của nhu cầu BĐS có thể là mối đau đầu lớn của TQ những năm gần đây: GIÀ HÓA DÂN SỐ.
Cơ cấu dân số TQ và Nhật Bản trùng lặp gần như hoàn hảo với độ lệch 20 năm (Chart 2). Chính sách 1 con áp dụng suốt hơn 40 năm qua thậm chí làm tốc độ già hóa của TQ thời gian tới sẽ nhanh hơn những gì đã xảy ra với Nhật Bản.
Nhật đạt đỉnh lực lượng lao động năm 1995, Trung Quốc là 2015. BĐS và TTCK Nhật vỡ bong bóng đầu 1990, kéo theo nhu cầu xây dựng tăng trưởng âm gần 20 năm (Chart 3). Kinh tế Nhật Bản cũng chìm vào 2 thập kỷ mất mát dù CP và NHTW liên tục kích thích và đưa lãi suất về 0%.
Nếu những gì đã xảy ra với BĐS và kinh tế Nhật lặp lại ở TQ, sẽ có rất nhiều thay đổi lớn xảy ra trong 10 năm tới, mang lại cả cơ hội và rủi ro.
Tháp dân số Việt Nam đi sau TQ khoảng 20 năm và chị em Việt vẫn chịu đẻ nhiều nên giai đoạn tươi đẹp về tăng trưởng vẫn còn ở phía trước.
PS: Chờ mãi chưa tới trận bóng, 1 vote cho Pep và MC.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận