menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Phạm Sơn Phan

“Sự cố” Big C: Cần "nói chuyện" với nhau bằng luật

Liên quan đến việc Big C khiến nhiều người đặt câu hỏi, phải chăng cần phải có quy định về tỉ lệ phân phối hàng hoá trong các chuỗi siêu thị nước ngoài để bảo vệ hàng hoá trong nước?

Giao dịch giữa siêu thị và các nhà cung cấp hàng hóa là một cuộc chơi sòng phẳng và cũng rất khắc nghiệt.

Tại Ấn Độ, giới chức địa phương yêu cầu các hệ thống bán lẻ nước ngoài phải bày bán 30% số hàng hóa được sản xuất tại Ấn Độ. Đặc biệt là hàng hóa từ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hợp tác xã nông nghiệp. Trong khi đó, từ năm 2013, Bộ thương mại Indonesia đã đưa ra những quy định chặt chẽ về việc bán hàng nội địa. Các trung tâm mua sắm và cửa hàng bán lẻ hiện đại cần đảm bảo rằng, các sản phẩm sản xuất nội địa sẽ chiếm 80% số lượng hàng hóa được giao dịch. Một số trường hợp đặc biệt, các nhà bán lẻ được phân phối lượng hàng nội địa thấp hơn. Tuy nhiên, những trường hợp này phải được Bộ thương mại cấp phép.Còn tại Việt Nam, Bộ Công Thương cho biết, hiện chưa có bất kỳ quy định cụ thể nào về tỷ lệ phân phối hàng nội địa tại tất cả các chuỗi siêu thị nước ngoài.

Theo TS Nguyễn Đức Thành,Viện trưởng Viện Kinh tế và Chính sách, hiện Việt Nam không có quy định yêu cầu các chuỗi bán lẻ trên thị trường Việt Nam phải bán bao nhiêu % hàng hóa Việt Nam. Và cũng không cần thiết phải có quy định đó. Bởi chất lượng sản phẩm sẽ quyết định việc siêu thị có phân phối mặt hàng đó hay không.

Chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển phân tích, chúng ta đã mở cửa, hội nhập, đã ký nhiều FTA, gần đây nhất là FTA với EU, thì việc mở cửa thị trường, cạnh tranh bình đẳng là đương nhiên. Doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng phải lớn mạnh để theo kịp sự phát triển của thị trường. Và quan trọng hơn, khi có "sự cố" như Big C thì doanh nghiệp 2 bên phải nói chuyện với nhau bằng luật. Big C có đội ngũ luật sư, các nhà cung cấp cũng phải có luật sư cho mình.

"Chúng ta nhớ rằng, luật kinh tế, giải pháp cuối cùng mới là kiện tụng, còn các luật sư hai bên sẽ gặp nhau để thương thảo, hòa giải. Ngược lại, các doanh nghiệp không làm theo đó mà kéo đến phản đối ngay tại Big C - đó là chuyện không nên. Một người dân bình thường có thể bức xúc, nhưng tất cả các doanh nghiệp và hệ thống nghiên cứu thị trường phải nhìn nhận bằng góc độ luật pháp của kinh tế. Và nếu trong luật có thiếu sót thì chúng ta chỉ ra để đề xuất sửa đổi luật", ông Đinh Thế Hiển chia sẻ quan điểm.

Theo ông Hiển, trước mắt, các nhà cung cấp hàng cho Big C hãy căn cứ vào những quy định của hợp đồng, quá trình đàm phán và thỏa thuận lại hợp đồng hằng năm, quy trình đặt hàng và giao hàng... để giải quyết vấn đề. Mở rộng ra các mối quan hệ làm ăn kinh tế khác của các doanh nghiệp khác cũng vậy, hợp đồng ngày càng phải chặt chẽ hơn và đó là cơ sở đầu tiên cũng là cơ sở quan trọng nhất để giải quyết xung đột lợi ích.

Chuyên gia kinh tế Bùi Quang Tín chia sẻ, các đơn vị cung cấp hàng hóa cho siêu thị thường “khó sống” nếu làm ăn cùng nhau quá 5 năm bởi 3 lý do chính.Thứ nhất, tỉ lệ chiết khấu, các siêu thị sẽ tăng tỉ lệ chiết khấu lên cao nhằm “siết cổ” doanh nghiệp.Thứ hai, các siêu thị sẽ định vị lại vị trí để đặt hàng, sẽ ưu tiên những vị trí tốt, vị trí nổi bật cho các doanh nghiệp mới.Thứ ba, các siêu thị cũng sẽ ràng buộc nhiều điều khoản mới trong hợp đồng khác, gây tác động tiêu cực cho các doanh nghiệp cung ứng như thời điểm nhập, chất lượng nhập. Thậm chí nhập một thời gian các siêu thị sẽ chuyển qua thương hiệu của họ.

Theo ông Tín, giao dịch giữa siêu thị và các nhà cung cấp hàng hóa là một cuộc chơi sòng phẳng và cũng rất khắc nghiệt. Bài học mà doanh nghiệp Việt Nam cần phải quán triệt, đó là phải phát triển hệ thống kênh phân phối,tránhphụ thuộc vào một kênh siêu thị nào... "Hoạt động bán lẻ có vai trò điều tiết hàng hóa,dẫn dắtsản xuất kinh doanh và phát triển nền kinh tế, vì vậy, doanh nghiệp nội cần nắm thế chủ động" - ông Tín nhấn mạnh.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả