Sự cân bằng mong manh
Năm hết, tết đến, chúng ta đều nhìn về tương lai với những cái nhìn lạc quan hơn những hi vọng mới cho một khởi đầu mới. Hi vọng là tin tưởng là rất tốt thế nhưng chúng ta không thể vì quá lạc quan mà bỏ qua vấn đề trọng yếu của đầu tư: Quản trị rủi ro
Thế nhưng trong đầu tư thì việc giữ được tiền là bước then chốt trước khi nghĩ đến việc kiếm tiền. Một khi đã xuống tiền thì 80% thời gian của chúng ta là dành cho quản trị rủi ro, việc này đã bắt đầu từ trước khi chúng ta quyết định đầu tư và khi đã tham gia vào, thay vì như cách phần lớn mọi người vẫn làm là theo dõi và hi vọng mình đúng. Lợi nhuận là thứ chúng ta không nắm bắt được vì nhiều yếu tố biến đổi ở tương lai. Lợi nhuận tự chăm sóc cho bản thân nó, việc của chúng ta là quản trị tất cả những rủi ro, những tình huống làm cho những tính toán của chúng ta đi lệch hướng và chúng ta sai. Một trong những rủi ro đó phía trước mà theo nhiều chuyên gia đó chính là căng thẳng địa chính trị
Phần trước chúng ta đã tìm hiểu về điểm nóng nơi biển Đỏ và Trung Đông, phần này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một điểm nóng căng thẳng địa chính trị ngay sát Việt Nam chúng ta mà nếu nổ ra thành chiến tranh thì theo Bloomberg sẽ gây ra thiệt hại khủng khiếp nhất cho nền kinh tế toàn cầu - Eo biển Đài Loan. Cuộc chiến mà nếu nổ ra sẽ kéo ít nhất là Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc vào và tê liệt hoàn toàn tuyến hàng hải quan trọng nhất thế giới qua eo Malacca.
Bài hơi dài một xíu nhưng đọc hết sẽ giúp bạn nắm bắt được cái nhìn toàn cảnh về tình hình địa chính trị hiện tại cho những chiến lược của mình.
nguồn Bloomberg Economics, IMF
Trung Quốc bước vào 2024 với nhiều bất ổn, tốc độ tăng trưởng sụt giảm. Những nỗ lực phục hồi sau đại dịch dường như đã đi vào thất bại. Các gói kích thích hỗ trợ nền kinh tế như muối bỏ biển so với những tác động khủng khiếp do lĩnh vực bất động sản sa sút gây ra. Với mô hình phát triển “Mô hình Tăng Trưởng dựa trên đầu tư”, xây dựng, xây dựng và xây dựng, xây dựng trước để kích thích và dân phát triển sau thì những khó khăn của lĩnh vực bất động sản vừa qua đã gây nên những thiệt hại khổng lồ cho nền kinh tế. 12.6% lao động của Trung Quốc hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, 1/3 doanh thu của chính quyền địa phương đến từ bất động sản.
Trung Quốc, quốc gia với dân số tầm 1,4 tỷ dân nhưng hơn 600 triệu người sống với mức thu nhập 130 USD/ tháng. 80% tài sản của phần lớn dân số Trung Quốc là dưới dạng bất động sản.
Evergrand công ty bất động sản thứ 2 Trung Quốc vỡ nợ vào 2021, nộp đơn xin bảo hộ phá sản t8.2023 ở Mỹ (để tránh bị kiện và bảo vệ các tài sản còn lại của mình) thì tòa án Hong Kong đã ra quyết định buộc Evergrande thanh lý tài sản để giải quyết các nghĩa vụ của mình
Trước đó vào tháng 1 2024 'Gã khổng lồ' tài chính Zhongzhi trust đã chính thức phá sản
Những cái tên liên quan đến bất động sản được giới chuyên gia dự đoán sẽ tham gia vào danh sách phá sản này còn dài, và với hai cái tên tiêu biểu sẽ là tập đoàn bất động sản số một Trung Quốc Country Garden và 'Gã khổng lồ' tài chính Zhongzhi
Bắc Kinh sẽ cung cấp các chính sách hỗ trợ đủ hiệu quả phía trước để ngăn chặn một cuộc sụp đổ lớn từ bất động sản lan sang toàn nền kinh tế trong thời gian phía trước? Và liệu họ có đủ khả năng làm như vậy?
Nếu khủng hoảng bất động sản gây ra một cuộc khủng hoảng tài chính, như đã từng xảy ra ở Nhật Bản năm 1989 và Mỹ năm 2008, thì hậu quả sẽ vô cùng khủng khiếp cho Trung Quốc, với những gì diễn ra ở đầu năm 2024, một kịch bản mà các nền kinh tế còn sợ hơn cả lạm phát cao và hậu quả kéo dài đó là giảm phát rõ hơn bao giờ hết ở Trung Quốc với các số liệu về giá cả trong mùa tết của Trung Quốc. Trung Quốc, quốc gia với dân số tầm 1,4 tỷ dân nhưng hơn 600 triệu người sống với mức thu nhập 130 USD/ tháng. 80% tài sản của phần lớn dân số Trung Quốc là dưới dạng bất động sản. Nên khi bất động sản gặp khó khăn như hiện tại, người dân Trung Quốc cảm thấy mình nghèo đi nhiều, họ thắt chặt chi tiêu, điểm yếu chí mạng của “Mô hình Tăng Trưởng dựa trên đầu tư” của Trung Quốc đó là họ có một thị trường tiêu thụ nội địa yếu ớt so với Mỹ hay Châu Âu
Đó mới chỉ là một vài vấn đề của Trung Quốc được gọi tên đã cho ta thấy họ đứng trước những thách thức lớn như thế nào. Và khi đứng trước những thách thức nội địa như vậy, một lựa chọn rất khả dĩ mà nhiều chính quyền đã từng làm để thống nhất lòng dân đó chính là Thù ngoài – Và Đài Loan là một lựa chọn như vậy.
Trung Quốc đã rất nhiều lần thể hiện khát khao thu phục Đài Loan và Tập Cận Bình liên tục thể hiện điều này, gần đây nhất trong phát biểu trong diễn văn năm mới của mình “Việc Trung Quốc “thống nhất” Đài Loan là điều tất yếu” với giọng điệu đanh thép
Vậy điều gì ngăn cản Trung Quốc thống nhất Đài Loan?
Mỹ chính là yếu tố ngăn cản tham vọng này của Trung Quốc, kể từ khi đôi bên kết nối ngoại giao lại lần đầu vào 1972, cả chủ tịch Mao Trạch Đông và thủ tướng Chu Ân Lai đã đưa ra yêu sách “một Trung Quốc” với Mỹ thông qua tổng thống Nixon, và Mỹ đã lập lờ chấp nhận yêu sách này từ đó nhưng luôn ngăn cản bất cứ mong muốn thống nhất Đài Loan bằng vũ lực của Trung Quốc. Đỉnh điểm năm 1995 -1996, khi Trung Quốc dàn quân tập trận, có ý định tấn công Đài Loan, tổng thống Bill Clinton đã ngay lập tức điều động hai đội tàu sân bay của mình đi qua eo biển Đài Loan để nắn gân Trung Quốc và thể hiện họ sẵn sàng hành động, Trung Quốc đã buộc phải xuống thang. Thế nhưng chiến lược này không còn mấy hiệu quả khi lực lượng Quân đội nói riêng và hải quân nói chung của Trung Quốc ngày càng hiện đại và mạnh mẽ hơn, khi cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ 4 diễn ra vào năm 2022 khi chủ tịch Hạ Viện Mỹ Nancy Pelocy thăm Đài Loan và rời đi, Trung Quốc đã cho tập trận và vây hãm gần như toàn bộ Đài Loan với lý do Mỹ phá vỡ chính sách “Một Trung Quốc”
Trung Quốc tập trận phong tỏa Đài Loan tháng 8.2022
Bên cạnh đó những chính sách kiềm tỏa của Mỹ đã khiến cho Trung Quốc cảm thấy ngột ngạt và thách thức. Mỹ với chính sách xoay trục về châu Á bắt đầu từ thời tổng thổng Obama đã cho xây dựng chính sách quân sự chuỗi đảo chiến lược ôm trọn lối ra Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương của Trung Quốc. Chuỗi đão một kéo dài từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Philippine đến tận Singapore với những căn cứ quân sự của Mỹ và đồng minh cũng như chuỗi đảo hai với quần đảo Ogasawara,quần đảo Volcano của Nhật Bản đến quần đảo Mariana và xa hơn là Guam…chiến lược kiềm tỏa của Mỹ cũng như thách thức yêu sách 9 đoạn tại biển Đông của Trung Quốc làm Trung Quốc thêm lý do phải tiến hành đánh chiếm Đài Loan càng sớm càng tốt ngay khi họ còn có thể.
Chuỗi đảo một và hai của Mỹ để kìm tỏa Trung Quốc theo chiến lược xoay trục chiến lược về châu Á Thái Bình Dương.
Việc hình thành liên minh tàu ngầm hạt nhân AUKUS (Úc, Mỹ, Anh) lại làm cho Trung Quốc cảm thấy bị thách thức và đe dọa lớn hơn.
Bộ trưởng Không quân Frank Kendall III cho biết: “Khi tôi nhìn vào quân đội mà Trung Quốc đang xây dựng, đó không phải là quân đội cho một mục đích chung chung”. “Nó được thiết kế xoay quanh mục tiêu có thể chiếm được Đài Loan và đẩy Mỹ ra ngoài.”
Vậy điều ngăn cản Trung Quốc vẫn còn chưa khởi binh?
Đây sẽ là một cuộc chiến với những thách thức vô cùng to lớn với Trung Quốc về nhiều mặt, nhưng có lẽ thách thức lớn nhất lại chính là Mỹ với đồng minh của mình.
Câu trả lời cụ thể ta cần quay lại thời điểm tháng 2.2022 Khi Nga tấn công ồ ạt Ukraine, cả thế giới nghĩ Ukraine sẽ thất thủ sau nhiều nhất một tuần và lo sợ Đài Loan sẽ sớm bị Trung Quốc làm điều tương tự ngay sau đó. Thế những đã gần hai năm trôi qua, cuộc chiến tưởng chừng một chiều, kéo dài chỉ một tuần thì vẫn đang chưa có hồi kết. Vậy cuộc chiến Ukraine – Nga thì liên quan gì đến Trung Quốc – Đài Loan? Rất nhiều.
Cách tốt nhất để ngăn cản Tập Cận Bình tấn công Đài Loan là giúp Ukraine chống lại Nga. Phương Tây càng đoàn kết trong việc buộc Nga phải trả giá đắt cho cuộc xâm lược của Vladimir Putin thì Tập sẽ càng ít có ý định tấn công Đài Loan. Vì sao như thế? Vì điểm yếu chí tử của Trung Quốc chính là nhiên liệu, và họ biết khi xung đột xảy ra Mỹ sẽ phong tỏa toàn bộ tuyến hàng hải huyết mạch vận chuyển nhiên liệu của Trung Quốc từ Trung Đông về, Mỹ có đủ khả năng và sẽ làm như vậy, cả tuyến Trung Quốc vừa mở thông qua ngã Myanma thông với Ấn Độ Dương cũng sẽ bị phong tỏa. Nên lối thoát của Trung Quốc chính là đồng minh thân cận – Nga với những đường ống dẫn dầu, khí đốt hai bên đã và đang xây dựng. Một nước Nga vững mạnh và có thế chiến thắng ở Ukraine sẽ làm tất cả chính sách phong tỏa này của Mỹ mất hiệu lực và về lâu dài Mỹ không thể kéo dài sự phong tỏa này.
Chưa kể nếu Nga chiến thắng ở Ukraine thì mục tiêu rất khả dĩ tiếp theo sẽ là các nước Baltic Litva (lithuania), Latvia và Estonia – Cả 3 đều nằm trong liên minh Nato và buộc Nato phải kích hoạt hiệp ước phòng thủ chung số 5. Điều này sẽ đẩy quân đội châu Âu trực tiếp tham chiến với Nga – Điều không một nước Nato nào mong muốn cả.
Bản đồ 3 nước Baltic và hiện trạng quân số
Vậy đứng trước tình hình hiện tại, Mỹ đang có những lựa chọn nào? Với việc Quốc hội Mỹ đã liên tục không thông qua gói viện trợ mới nhất lên đến 60 tỷ USD cho Ukraine đẩy Ukraine vào thế sẽ cạn kiệt nguồn lực và sụp đổ trước Nga? Đây là lựa chọn thứ nhất nhưng cũng là lựa chọn cho kết quả tệ nhất như đã phân tích ở trên và EU biết họ không có lựa chọn nào tốt hơn nên đã áp lực Hungary phải từ bỏ quyền phủ quyết của mình và thông qua gói viện trợ mới nhất lên đến 54 tỷ USD vào ngày mùng 2 tháng 2 vừa qua và Mỹ sẽ sớm nối lại các gói viện trợ của mình.
Vậy lựa chọn thứ hai của Mỹ là gì? Là hỗ trợ để Ukraine đẩy lùi Nga và chiến thắng cuộc chiến này, lấy lại các vùng đã mất và cả Crimea trước đó. Một thất bại hoàn toàn ở Ukraine sẽ dẫn đến sự sụp đổ tất yếu của Nga, đứng trước thực tế đó, tổng thống Putin với những tham vọng của mình có thể sẽ đưa ra những quyết định hạt nhân nguy hiểm không nước nào chịu đựng nổi nên Mỹ và EU hiểu rõ hiểm hộ đó nên cũng sẽ không hỗ trợ cho Ukraine đủ lớn mạnh để đạt được điều Ukraine mong muốn. Về phần Tổng thống Biden, ông đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ lãnh đạo liên minh phương Tây chống lại Putin. Nhưng ông đã để mình bị đe dọa bởi hành động đe dọa hạt nhân của Putin, đặc biệt là vào thời kỳ đầu chiến tranh, từ chối cung cấp một số vũ khí tiên tiến cho Ukraine vì sợ rằng Putin sẽ đáp trả bằng vũ khí hạt nhân chiến thuật. Do đó, Tập có thể đã thấm nhuần bài học rằng các mối đe dọa hạt nhân có tác dụng.
Lựa chọn thứ ba chính là lựa chọn hiện tại, duy trì vừa đủ lực cho Ukraine để cầm chân Nga và khiến Nga sa lầy trên chiến trường, cộng với những thiệt hại từ những cấm vận khủng khiếp nhất trong lịch sử thế giới để làm kiệt quệ Nga, qua đó Nga khó có thể hỗ trợ được Trung Quốc nếu Trung Quốc muốn động binh và cũng là tấm gương để Trung Quốc nhìn vào.
Và đó chính là những gì đang xảy ra. Những cân bằng mong manh mà một tính toán sai lầm sẽ đẩy cả thế giới vào thảm họa.
Và những rủi ro này đã được các tổ chức đầu tư, bảo hiểm toàn cầu tính toán vào mô hình tài chính của mình…
Còn bạn thì sao? Bạn đã có chiến lược quản trị rủi ro và bảo vệ tài chính, an ninh dòng tiền của gia đình mình cho thời gian phía trước chưa? Hãy cùng chia sẻ bằng cách reply hoặc comment nhé! Và nếu bạn thích nó, đừng quên like và share nhé!
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận