24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Trung Thành
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Sóng cổ phiếu ngân hàng cao đến đâu ?

Nhiều "ông lớn" ngân hàng chưa bao giờ làm giới đầu tư thất vọng.

Nhóm cổ phiếu ngành ngân hàng ngày càng chứng minh được bản lĩnh của “người dẫn đường” đối với thị trường chứng khoán Việt Nam khi liên tiếp tăng mạnh trong suốt một thời gian dài, thậm chí còn được kỳ vọng sẽ tăng tiếp.

Tuy nhiên, cũng như các ngành khác, một cổ phiếu cụ thể có thể sẽ khác nhiều so với chỉ số chung của cả ngành.

Đặc biệt, theo Hiệp hội Tư vấn Tài chính Việt Nam (VFCA), thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2021 sẽ tăng thấp hơn mức tăng trưởng ấn tượng của năm 2020, nhưng sẽ theo hướng bền vững hơn khi Vn-Index dao động trong khoảng 1.200 - 1.300 điểm nhờ lợi thế về phục hồi và ngành ngân hàng sẽ làm nhóm đầu tiên được hưởng lợi từ xu hướng này.

Đáng chú ý, mặc dù liên tiếp bán ròng trên thị trường chứng khoán kể từ đầu năm tới nay, nhưng các nhà đầu tư/quỹ đầu tư ngoại đang tập trung nắm giữ cổ phiếu ngân hàng, thể hiện rõ kỳ vọng vào nhóm dẫn dắt này.

Cổ phiếu ngành tài chính nói chung và ngân hàng nói riêng đã thiết lập đỉnh mới với khối lượng tăng vọt. Phiên giao dịch ngày 26/5, cổ phiếu BAB - Ngân hàng Bắc Á, EIB - Ngân hàng TMCP Eximbank tăng trần. Cổ phiếu nhóm còn lại như SSB, LPB, BVB tăng trên 6%. Các cổ phiếu ngân hàng khác đều tăng tốt. Trong số 26 cổ phiếu ngân hàng giao dịch trên 3 sàn HoSE, HNX, UpCOM thì phiên 26/5 chỉ có cổ phiếu BID giảm nhẹ; VBB đứng giá còn lại đều tăng trên 6%.

Tâm điểm của thị trường chứng khoán về khớp lệnh với khối lượng và thanh khoản lớn phải nói tới là cổ phiếu STB - Ngân hàng TMCP Sacombank với khối lượng khớp lệnh lên tới 32 triệu đơn vị. Tiếp đến là cổ phiếu LPB - Ngân hàng LPB với khối lượng lên tới 27 triệu đơn vị được khớp lệnh; Cổ phiếu MBB với 33 triệu đơn vị được khớp lệnh; VPB với 33 triệu cổ phiếu được trao tay... Điều này cho thấy cổ phiếu ngân hàng tiếp tục hút mạnh dòng tiền của nhà đầu tư.

Theo ông Nguyễn Trí Hiếu - Chuyên gia tài chính ngân hàng, kế hoạch của mỗi ngân hàng đều bám sát và đóng góp cho chiến lược phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2025 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) được Thủ tướng phê duyệt. Một số chỉ tiêu định hướng liên quan đến chất lượng tín dụng , tỷ lệ an toàn vốn, khả năng tuân thu Basel và vị thế của các ngân hàng trên thị trường quốc tế.

NHNN đặt mục tiêu đến năm 2025 có ít nhất 2-3 TCTD nằm trong top 100 ngân hàng lớn nhất châu Á về tổng tài sản và 3-5 ngân hàng niêm yết tại thị trường chứng khoán nước ngoài. Các ngân hàng thương mại Nhà nước triển khai Basel II theo phương pháp nâng cao.

NHNN cũng đặt mục tiêu giảm dần tỷ lệ tín dụng ngoại tệ/tổng tín dụng, phấn đầu tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ/tổng phương tiện thanh toán đạt mức 5% vào năm 2030, tiến tới ngừng cho vay ngoại tệ, ngừng cho vay ngoại tệ để chậm nhất đến năm 2030, cơ bản khắc phục tình trạng USD hóa trong nền kinh tế.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả