24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Ái Vy
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Sống chung với COVID-19: Góc nhìn từ Thái Lan

Bất chấp việc dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, Thái Lan vẫn quyết định nới lỏng các biện pháp phòng dịch trước sức ép kinh tế.

Mặc dù số ca nhiễm COVID-19 vẫn ở mức cao, tuy nhiên chính phủ Thái Lan bắt đầu nới lỏng các biện pháp hạn chế để phục hồi kinh tế và giảm bớt khó khăn. Theo nguồn tin từ Thái Lan, từ ngày 1/9, thủ đô Bangkok và 28 tỉnh khác từng nằm trong danh sách có các ổ dịch nghiêm trọng của Thái Lan có thể mở cửa phục vụ ăn uống tại nhà hàng với công suất phục vụ từ 50 - 75%. Các nhà hàng, trung tâm mua sắm tại đây được hoạt động đến 20h.

Đối với các quán ăn, nhà hàng, thực khách sẽ không cần phải tiêm ngừa đầy đủ hay xét nghiệm âm tính với COVID-19 trong vòng 7 ngày để vào quán. Quy định này sẽ bắt buộc từ tháng 10/2021. Dù vậy, các hàng quán vẫn phải đảm bảo thông khí, giãn cách xã hội, cho nhân viên tiêm ngừa và xét nghiệm hằng tuần.

Theo báo Bangkok Post, các cơ sở như làm đẹp, cắt tóc, massage chỉ hoạt động giới hạn và cung cấp một số dịch vụ như cắt tóc, massage chân. Những cơ sở khác như rạp phim, thể thao… vẫn chưa được mở cửa. Các hãng hàng không cũng được chở khách nội địa trở lại nhưng chỉ với 75% số ghế. Lệnh giới nghiêm vẫn áp dụng sau 9h tối đến 4h sáng và người dân vẫn được yêu cầu làm từ xa đến ngày 14/9.

Đồng thời để khôi phục sản xuất, Thái Lan đã khởi động mô hình “hộp cát nhà máy” nhằm bảo vệ 3 triệu việc làm và hỗ trợ các nhà sản xuất.

Kế hoạch này tập trung vào các nhà máy có ít nhất 500 công nhân sản xuất những mặt hàng như ôtô, thiết bị điện tử, thực phẩm, thiết bị y tế để xuất khẩu ở những tỉnh công nghiệp trọng điểm, và sẽ giúp xây dựng niềm tin cho cả các nhà đầu tư trong nước vào nước ngoài khi chuỗi cung ứng tại một quốc gia cạnh tranh với Thái Lan đang bị gián đoạn

Để tham gia chương trình, nhà máy phải có một bệnh viện dã chiến hoặc cơ sở cách ly, và dịch vụ đưa đón nhân viên. Tất cả công nhân tại nhà máy sẽ được xét nghiệm COVID-19 và những người có kết quả dương tính sẽ bị cách ly ngay, trong khi nhóm còn lại được tiêm vaccine. Xét nghiệm được thực hiện 7 ngày một lần.

Trước đó, Thái Lan đã tiến hành khoanh các vùng theo mức độ dịch bệnh để thực hiện các chính sách kiểm soát khắt khe và tối đa. Được biết, vùng đỏ đậm được áp dụng tại những nơi ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi dịch COVID-19 ở Thái Lan, người dân được yêu cầu ở trong nhà và cấm ra đường từ 21h đến 4h sáng hôm sau. Ngoài ra, trường học, các cơ sở có nguy cơ cao như các điểm giải trí, ăn uống tại chỗ phải đóng cửa. Việc tụ tập ngoài trời trong giai đoạn này bị hạn chế dưới 5 người và người dân được yêu cầu làm việc từ xa.

Tuy nhiên các biện pháp hạn chế kéo dài này đã gây tổn hại nặng nề đến nền kinh tế Thái Lan và ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất-kinh doanh cũng như sinh kế của hơn 40% dân số nước này. Ước tính đến cuối năm 2021, sẽ có khoảng 3,4 triệu người Thái Lan thất nghiệp hoặc gần như thất nghiệp. Điều này đã dẫn tới các cuộc biểu tình phản đối diễn ra gần như hàng ngày do người dân không hài lòng với các biện pháp chống dịch của chính phủ.

Sống chung với COVID-19: Góc nhìn từ Thái Lan

Chính phủ Thái Lan đang tiến hành "hộp cát nhà máy" để khôi phục hoạt động sản xuất tại quốc gia này

Các chuyên gia đánh giá, các nước có thể rút kinh nghiệm từ bài học của Thái Lan trong việc tìm cách sống chung với COVID-19. Khác với Singapore, việc chậm trễ trong triển khai chiến lược tiêm chủng đã khiến Thái Lan chật vật trong việc đối phó với dịch bệnh. Cùng với đó, tỉ lệ xét nghiệm tại Thái Lan là 34%, trong khi tỉ lệ dương tính cao hơn nhiều so với mức đề xuất của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng dẫn đến việc chậm phát hiện các ca nhiễm mới, cũng như số ca bệnh vẫn ở mức cao.

Dale Fisher, chuyên gia bệnh truyền nhiễm cấp cao tại Bệnh viện Đại học quốc gia Singapore nhận định, “việc mở cửa khi tỷ lệ tiêm chủng thấp là bước đi mạo hiểm, nhất là khi biến chủng Delta đang lây lan rộng rãi. Thái Lan cần đạt được tỷ lệ tiêm chủng cho người trưởng thành cao như Singapore trước khi nới lỏng giãn cách”.

Đặc biệt, việc tiến hành tiêm vaccine cho giáo viên và các nhân viên trường học cũng như trẻ em từ 12 tuổi trở lên là điều cần thiết. Mặc dù số ca COVID-19 giảm, nhưng nhiều nước đang chứng kiến tỷ lệ trẻ em nhiễm COVID-19 và tử vong tăng cao do nhóm tuổi này chưa được tiêm vaccine. Chính vì vậy, ngay cả khi các biện pháp mở cửa được áp dụng, điều quan trọng nhất là cần tiếp tục thực hiện việc hạn chế tụ tập tại nơi công cộng để tránh lây nhiễm COVID-19 cho trẻ em.

"Chung sống với COVID-19 là điều cần được thực hiện. Tuy nhiên, các nước cần có bước đi thích hợp, song song với việc đạt được tỷ lệ tiêm chủng cao trước khi tiến hành nới lỏng giãn cách xã hội", Tiến sĩ Megan Steain, nhà virus học tại trường Đại học Sydney, cho biết..

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả