So sánh mức nguy hiểm của biến thể Delta với chủng virus SARS-Cov-2 gốc
Hiện tại, đại dịch Covid-19 về cơ bản đã trở thành đại dịch Delta, vì biến thể này chiếm hơn 90% các ca bệnh trên toàn cầu.
Cuối năm 2020, một biến thể của virus SARS-CoV-2 được phát hiện ở Ấn Độ và bắt đầu nhanh chóng lan rộng.
Biến thể trên được đặt tên là Delta, trở thành dòng virus SARS-CoV-2 chiếm ưu thế ở nhiều quốc gia trên thế giới. Delta lây lan nhanh hơn cả chủng gốc và các biến thể khác, bao gồm cả biến thể Alpha.
Thoạt nhìn, những trường hợp nhiễm biến thể Delta tương tự như chủng SARS-CoV-2 ban đầu. Các triệu chứng được ghi nhận bao gồm ho, sốt, nhức đầu và mất khứu giác.
Nhưng các nghiên cứu cho thấy sự khác biệt của Delta ở mức độ lây lan nhanh chóng và nghiêm trọng của bệnh nhân:
Một phát hiện quan trọng khác từ các thống kê là vaccine Covid-19 hiện nay vẫn giúp chống lại các ca mắc Delta.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ ghi nhận, các loại vaccine đã được phê duyệt làm giảm tỷ lệ nhiễm bệnh xuống 5 lần và tỷ lệ nhập viện xuống 29 lần.
Delta chỉ là một trong nhiều biến thể SARS-CoV-2 được các quan chức y tế theo dõi, nhưng đó là biến thể được biết tới nhiều nhất.
Đến tháng 9/2021, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã theo dõi 20 biến thể trên khắp thế giới và phân loại dựa trên mức độ nghiêm trọng tiềm ẩn:
14 biến thể đang được theo dõi: Các biến thể không gây ra mối nguy toàn cầu lớn.
2 biến thể cần quan tâm: Các biến thể ảnh hưởng đến khả năng lây truyền, độc lực, đột biến và đang lây lan theo cụm.
4 biến thể gây lo ngại: Có các đặc điểm tương tự như biến thể cần quan tâm nhưng có thể gây tác động toàn cầu.
Hầu hết các biến thể hiện cần quan tâm hoặc gây lo ngại lần đầu tiên được xác định vào năm 2020.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận