Số liệu kinh tế vĩ mô tháng 10 cho thấy điều gì?
Số liệu kinh tế vĩ mô tháng 10 vừa cập nhật cho thấy quá trình phục hồi của kinh tế Việt Nam dường như tiếp tục đi đúng hướng trong quý 4/2020.
Một số chỉ số vĩ mô đang cho thấy quá trình phục hồi của nền kinh tế sau Covid-19 vẫn đang tiến triển tích cực. Cụ thể:Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP):Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi tích cực, chỉ số IIP tháng 10 tăng 5,4% so với cùng kỳ, gấp đôi mức tăng trưởng của 10 tháng đầu năm là 2,7%. Ngành CN chế biến chế tạo vẫn là động lực tăng trưởng chính, với mức tăng 8,3% trong tháng 10, bên cạnh một số ngành như SX thuốc (+25,3%), SX kim loại (+15,2%), SX sản phẩm điện tử (+16,8%).
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI): Lạm phát vẫn được kiểm soát tốt, CPI tháng 10 chỉ tăng 0,09% so với tháng trước, giúp CPI 10 tháng chỉ tăng 3,71% so với cùng kỳ, mức thấp nhất kể từ đầu năm.
Cụ thể hơn, Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất và tăng trưởng mạnh nhất trong 10 tháng (+24%), thị trường Trung Quốc cũng tăng trưởng 14%, trong khi EU giảm 3%, ASEAN giảm 11,6%, Hàn Quốc giảm 2,6% và Nhật Bản giảm 7%. Thặng dư thương mại đạt khoảng 2,2 tỷ USD trong tháng 10, nâng lũy kế 10 tháng lên mức kỷ lục mới với 18,72 tỷ USD.
Theo bàNguyễn Thị Hương,Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê "tôi tin chúng ta sẽ tiếp đà tăng trưởng khá hơn trong quý IV và tăng trưởng cả năm đạt mức 2 - 3% là khả thi nhờ những yếu tố: kinh tế thế giới được dự báo đang phục hồi dần sẽ làm gia tăng nhu cầu tiêu thụ hàng hóa; Hiệp định EVFTA có hiệu lực và đang được các cấp, các ngành tích cực triển khai có thể giúp Việt Nam khôi phục hoạt động xuất khẩu vào thị trường châu Âu - vốn là thị trường truyền thống lớn của Việt Nam.
Với mức tăng trưởng khoảng 2 - 3% của năm 2020 có thể nói sẽ không đạt mục tiêu kế hoạch đặt ra cho giai đoạn 2016-2020. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn, các nền kinh tế lớn phải đối mặt với tình trạng suy giảm sâu nhất trong nhiều thập kỷ qua thì nền kinh tế duy trì tăng trưởng ở mức trên là thắng lợi lớn trong phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong thời gian đầy biến động này.
Kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức trong thời gian tới, nhất là nền kinh tế nước ta có độ mở lớn nên chịu tác động đan xen nhiều mặt bởi tình hình kinh tế quốc tế ngày càng phức tạp, khó lường.
Theo dự báo mới nhất của Standard Chartered, nềnkinh tếViệt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng 3% trong năm 2020 và bật tăng mạnh 7,8% vào năm 2021. Trong đó, động lực tăng trưởng chính trong quý IV/2020 là hoạt động tiêu dùng gia tăng nhờ yếu tố tâm lý thị trường được cải thiện và lĩnh vực sản xuất được tăng tốcgiai đoạn cuối năm.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận