Số ca mắc COVID-19 toàn cầu trong ngày tăng kỷ lục
Thế giới ghi nhận số gia tăng ca nhiễm nCoV trong ngày cao kỷ lục ở mức hơn 400.000 tính tới thời điểm ngày 17/10 trong bối cảnh hầu hết các nước châu Âu áp dụng các biện pháp hạn chế mới nhằm đối phó sự bùng phát trở lại của đại dịch COVID-19.
Châu Âu sau khi thành công kiểm soát đợt bùng phát dịch đầu tiên lại tiếp tục trở thành một tâm dịch trong những tuần gần đây với gần 140.000 ca nhiễm mỗi ngày, nhiều hơn cả tâm dịch Ấn Độ, Brazil và Hoa Kỳ.
Theo Reuters phân tích, trong 100 ca nhiễm COVID-19 được ghi nhận trên khắp thế giới thì có 34 trường hợp đến từ các nước châu Âu. Cứ khoảng 9 ngày, khu vực này lại báo cáo một triệu trường hợp và tổng cộng đã hơn 6,3 triệu trường hợp được ghi nhận tại châu lục này kể từ khi đại dịch bắt đầu xuất hiện.
Theo thống kê của Reuters, các quốc gia lớn ở châu Âu như Anh, Pháp, Nga, Hà Lan và Tây Ban Nha chiếm khoảng một nửa số trường hợp mắc mới của châu Âu trong tuần tính đến ngày 18/10.
Trong đó, Pháp ghi nhận số ca mắc mới trung bình trong bảy ngày cao nhất ở châu Âu với 19.425 ca, tiếp đến là Vương quốc Anh, Nga, Tây Ban Nha và Hà Lan.
Một số quốc gia châu Âu đã đóng cửa các trường học, hủy bỏ các cuộc phẫu thuật tự chọn và kêu gọi sinh viên ngành y tham gia chống dịch trong trường hợp COVID-19 tái bùng phát.
Nga hiện đang cho học sinh, sinh viên chuyển sang học trực tuyến. Bắc Ireland cho đóng cửa trường học trong hai tuần và đóng cửa tất cả các nhà hàng trong bốn tuần. Cộng hòa Séc cũng đã chuyển sang đào tạo từ xa và có kế hoạch chiêu mộ hàng nghìn sinh viên y khoa.
Cũng theo phân tích của Reuters, Mỹ Latinh hiện là khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất với khoảng 27% tổng số ca nhiễm COVID-19, tiếp đến là Châu Á, Bắc Mỹ và Châu Âu.
Ấn Độ, nơi chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch trong thời gian vừa rồi, ghi nhận ít trường hợp hơn đáng kể so với tháng 9, với 69.000 trường hợp mỗi ngày.
Tại Mỹ, quốc gia có tổng số ca mắc và tử vong lớn nhất trên thế giới, các ca nhiễm mới vẫn đang tăng cao với số ca mắc COVID-19 nhập viện nhiều nhất kể từ đầu tháng 9.
Những nỗ lực phát triển vaccine đang gặp phải thất bại, với việc Johnson & Johnson JNJ.N phải tạm dừng thử nghiệm sau khi một người tham gia nghiên cứu mắc bệnh không rõ nguyên nhân. Phiên bản thử nghiệm vaccine AZN.L của AstraZeneca tại Hoa Kỳ đã bị trì hoãn trong hơn một tháng.
Trong khi đó Nga, quốc gia đầu tiên cấp phép vaccine COVID-19, mới đây đã phê duyệt loại vaccine thứ hai.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận