menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Mai Hương Pro

Silicon Valley Bank – sự sụp đổ nhanh chóng do đâu?

SVB là ngân hàng thương mại lâu đời phục vụ chủ yếu cho các startup công nghệ ở thung lũng Silicon với hoạt động nhận tiền gửi và cho vay.

Tuy nhiên đối tượng phục vụ chính là startup cũng góp phần là nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của ngân hàng này, nhất là ở thời kỳ tiền rẻ 2020-2021. Các startup nhận được lượng lớn tiền đầu tư từ các quỹ đầu tư, họ đem số tiền đó gửi ở ngân hàng, với SVB 60% lượng tiền gửi cũng đến từ các startup.

Mọi thứ vẫn rất bình thường, lượng tiền gửi ở SVB cũng vì thế mà tăng lên nhanh chóng, có được lượng lớn tiền mặt và vẫn phải đảm bảo nghĩa vụ trả lãi và tạo lợi nhuận cho ngân hàng. Họ đã có quyết định đi mua phần lớn trái phiếu dài hạn vốn vẫn được coi là tài sản đầu tư có độ an toàn cao.

Vậy vì đâu dẫn đến sự sụp đổ nhanh chóng?

Một vài con số cho thấy sự chênh lệch lớn, trong tổng 189 tỷ USD tiền gửi ở SVB có tới 125 tỷ USD là các khoản tiền gửi không kỳ hạn (kỳ hạn ngắn, tức khách hàng có thể rút ra bất cứ lúc nào), bên cạnh 63 tỷ USD tiền gửi có kỳ hạn. Ngân hàng đem phần lớn số tiền gửi kỳ hạn ngắn này đi đầu tư trái phiếu dài hạn và nhận lãi suất cố định.

Lúc này, SVB đối mặt với rủi ro lãi suất, khi lãi suất tăng cũng là lúc giá trị trái phiếu giảm, trong khi lượng nắm giữ của SVB cho trái phiếu dài hạn lại lớn và được mua từ khoản tiền gửi có kỳ hạn ngắn.

Bên cạnh rủi ro về tập khách hàng là starup tới lãi suất, ngân hàng đang phải đối mặt thêm với rủi ro thanh khoản.

Mọi chuyện vẫn chỉ trong dự liệu, nếu như FED không bắt đầu chu kỳ tăng lãi suất nhanh chóng

Lãi suất tăng khiến xu hướng các quỹ đầu tư cũng thu hẹp lại ở các khoản đầu tư mạo hiểm, startup cũng không còn nhận được lượng tiền dồi dào nữa, SVB cũng bị giảm lượng tiền gửi đột ngột.

Lãi suất là con dao 2 lưỡi với SVB lúc này, khi lãi tăng không chỉ tác động xấu tới giá trị khoản trái phiếu đầu tư mà còn khiến bóp lại lượng tiền giá rẻ vốn đang rất dồi dào.

Ngày 10/3 ngân hàng này thông báo đã phải bán ra trái phiếu (chủ yếu là khoản AFS - trái phiếu sẵn sàng để bán) và chấp nhận khoản lỗ 1.8 tỷ USD, đồng thời muốn huy động thêm 2.25 tỷ USD để bù lỗ và giải quyết thanh khoản. Thông báo này càng khiến cho nhà đầu tư lo ngại, giá cổ phiếu của công ty mẹ giảm giá 60% ngay sau đó và phải ngừng giao dịch.

Một nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ nhanh của SVB là từ tâm lý của các nhà đầu tư ở thung lũng Silicon. Những nhà đầu tư lớn đều quan ngai và khuyên các startup rút tiền ra khỏi ngân hàng, không rõ rủi ro đến đâu nhưng có vẻ ai cũng không muốn mình là người ở lại cuối cùng.

Ngày 10/3 nhà đầu tư và người gửi tiền đã cố gắng rút 42 tỷ USD khiến công ty thiếu hụt lớn về mặt thanh khoản, đồng thời là sự kiện chấm dứt 40 năm hoạt động của ngân hàng này.

FDIC cơ quan bảo hiểm tiền gửi là đơn vị tiếp nhận xử lý, mức bảo hiểm tiền gửi là 250.000 USD, ở SVB lượng tiền gửi vượt quá số này lên tới 90%.

Vây người gửi tiền sẽ ra sao?

Ngay sau đó FDIC đã cho thấy rõ quyết tâm bảo vệ quyền lợi người gửi tiền, thông báo nêu rõ cổ động và một số chủ nợ không có đảm bảo sẽ không được bảo vệ.

Những người gửi tiền được bảo hiểm, vào thứ 2 tuần ngay sau đó được tiếp cận nhận lại khoản tiền gửi của mình, với tiền gửi vượt quá mức bảo hiểm sẽ được nhận một phần. Người gửi tiền không bảo hiểm sẽ nhận được giấy chứng nhận với phần tiền của mình và phần còn lại sẽ được tiếp cận sau khi thanh lý tài sản của SVB (phần lớn là trái phiếu).

Sự sụp đổ của SVB đến từ chính nội tại doanh nghiệp từ góc độ phân bổ tài sản và quản trị rủi ro thanh khoản, FED hay mô hình kinh doanh chỉ làm quá trình diễn ra nhanh hơn.

SVB là ngân hàng xếp thứ 16 trong các ngân hàng lớn của Mỹ, giới chuyên gia cũng cho rằng tác động của sự vụ sẽ không ảnh hưởng quá lớn đến giới tài chính, đồng thời cũng đã có phương án xử lý khá nhanh ngay sau đó tránh được hiện tượng bank run (hay lo ngại ngừơi gửi tiền ồ ạt đi rút tại các ngân hàng khác). Tuy vậy, sự việc này cũng là bài học về quản trị, là lời cảnh tỉnh cho các tổ chức có mô hình tương tự.

Bài viết tập trung chỉ ra nguyên nhân sâu xa của sự sụp đổ nhanh chóng này, cụ thể quá trình diễn ra đã được tổng hợp ở bài viết trước. Mời độc giả đón đọc, hy vọng những chia sẻ trong kênh có thể cung cấp thêm những thông tin hữu ích cho anh chị!

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Mai Hương Pro

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

3 Yêu thích
1 Bình luận 5 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại