Shadow banking - Bất động sản - Nợ địa phương
Tăng trưởng tín dụng (hình dung bằng TSF) của Trung Quốc đã tăng trưởng 32% (2009) và 24% (2010) sau khi 588 tỷ USD được bơm vào nền kinh tế để đối phó với khủng hoàng tài chính ở Mỹ.
Cuối 2012 tổng tài sản của NHTM đã tăng gấp đôi chỉ sau 4 năm. Trong quá trình bùng nổ tín dụng này, các địa phương đã góp một tay bằng việc đẩy mạnh hoạt động cộng các công cụ/nền tảng huy động tài chính địa phương (LGFVs), còn các tổ chức tài chính phi ngân hàng (NBFIs) đã chớp thời cơ này để tạo ra một hệ thống tín dụng khổng lồ nằm ngoài tầm mắt của cả PBoC lẫn trung ương mà chúng ta quen gọi là shadow banking.
Quy mô shadow banking đã tăng từ 5% tổng dư nợ của khu vực phi tài chính (2000) lên 25% (2009). Từ 2009-2016, shadow banking đã tăng trưởng với tốc độ 40%/năm để đến năm 2016 đạt quy mô 7.000 tỷ USD (60-62% GDP), cao thứ ba thế giới, chỉ sau Canada và Mỹ. Vấn đề là shadow banking ở Trung Quốc mặc dù chỉ chiếm khoảng 10% dư nợ bất động sản nhưng nó cũng liên quan nhiều đến chính quyền địa phương, doanh nghiệp lớn.
Một chiến dịch "trấn áp" shadow banking để loại bỏ mầm mống rủi ro tài chính thực sự đã bắt đầu từ 2016, đánh dấu bằng bộ ba bảo kiếm là 3 chỉ thị được gọi tắt là "334" - nghe rất giống với ba lằn ranh đỏ. Toàn bộ chiến dịch này được chia làm 4 giai đoạn. Đến nay cơ bản đã giảm được quy mô và ảnh hưởng của shadow banking.
Tháng 6/2022, quy mô chỉ còn 4.300 tỷ USD, tháng 3/2023 còn khoảng 3.000 tỷ USD. Một chỉ thị ngầm được lan truyền rộng rãi từ PBoC xuống là mỗi năm Trung Quốc sẽ cố gắng giảm quy mô này thêm 200 tỷ USD nữa.
Nhưng chiến dịch nào cũng có cái giá của nó.
1. Nếu Bắc Kinh không thực hiện các bước đi mạnh mẽ nhằm vào các ngân hàng ngầm bắt đầu từ năm 2016, Trung Quốc có lẽ đã phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng tài chính sớm hơn rất nhiều, vì hệ thống của nước này ngày càng trở nên khó quản lý và đã giống một phần của hệ thống tài chính Mỹ trước năm 2007
2. Hành động phủ đầu để kiểm soát rủi ro trong một lĩnh vực của hệ thống tài chính cuối cùng lại tạo ra chúng ở một lĩnh vực khác: (i) Bất động sản và (ii) nợ của chính quyền địa phương.
3. Bất động sản đi xuống và chính quyền địa phương không trả được nợ đến lượt mình lại tạo ra áp lực cho hệ thống tài chính chính thức.
4. Trung Quốc trước đây đã sử dụng hệ thống tài chính của mình như một công cụ giảm xóc trước những rủi ro chính trị từ nền kinh tế đang chậm lại, chuyển các khoản vay và cấp tín dụng cho các doanh nghiệp kém hiệu quả nhằm tránh thất nghiệp và phá sản. Sau chiến dịch giảm đòn bẩy tài chính, cắt giảm gần một nửa tỷ lệ tăng trưởng tín dụng, hệ thống tài chính Trung Quốc không còn có thể đóng vai trò này nữa và ngày càng nhiều rủi ro tín dụng.
Shadow banking, bất động sản, nợ của địa phương do đó là bộ ba thực sự làm đau đầu các nhà hoạch đính chính sách của Trung Quốc, mà nói như các chuyên gia - chưa bao giờ thấy rối như bây giờ. Ngày mai tôi sẽ có bài trình bày về chủ đề này tại hội thảo của Uỷ ban Giám sát Tài chính Quốc gia để đưa ra những hình dung về 2023 và triển vọng 2024.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận