Sau THM, VTP, và ... là bài học gì ?
Qua chuyện 3 ngân hàng 0 đồng trước đây (vẫn chưa xử lý xong), rồi THM, VTP, …. thì nhiều người mới biết rằng một số ngân hàng là cánh tay nối dài của một số tập đoàn kinh tế tư nhân. Và hơn thế nữa, 1 tập đoàn kinh tế tư nhân lớn là một mạng lưới chằng chịt, sở hữu chéo các doanh nghiệp trong hệ sinh thái của mình.
Các ngân hàng ở VN hiện nay chưa tách bạch hoạt động thương mại bán lẻ (commercial) và đầu tư (investment), cũng như bên ngành bảo hiểm phải tách bạch nhân thọ và phi nhân thọ.
Mức độ rủi ro của các ngân hàng khác nhau, phụ thuộc vào quy mô và ai là cổ đông chi phối. Các ngân hàng mà Nhà nước nắm cổ phần chi phối sẽ có mức độ an toàn hơn (còn gọi là big4). Nhưng nếu là ngân hàng tư nhân và quy mô nhỏ, có độ cô đặc cao (nằm trong tay 1 cá nhân hay 1 nhóm nhỏ) thì mức độ rủi ro sẽ là lớn hơn nhiều.
Đó cũng là lý do lãi suất huy động của các ngân hàng nhỏ thường cao hơn các ngân hàng lớn.
Để quản trị rủi ro tốt thì trong trường hợp có số lượng tiền gửi lớn, nên chia ra ở các nhóm ngân hàng khác nhau, cụ thể là 3 nhóm: big4, NHTM lớn, và NHTM nhỏ.
Về trái phiếu doanh nghiệp, ở đây chủ yếu là trái phiếu của ngân hàng và doanh nghiệp bất động sản thì phải xem là trái phiếu phát hành đại chúng hay riêng lẻ, trái phiếu có đảm bảo hay không.
Đảm bảo ở đây thì tài sản đảm bảo quan trọng hơn đảm bảo thanh toán của bên phát hành hay đại lý phân phối. Cần cảnh giác với hợp đồng góp vốn đầu tư khi mua trái phiếu.
Nguyên tắc trong đầu tư cần được nhớ: đa dạng hóa danh mục và lợi nhuận kỳ vọng cao sẽ có rủi ro cao.
Về phía cơ quan quản lý nhà nước thì mình hy vọng rằng thêm vụ việc này nữa thì hệ thống cảnh báo sớm (early warning systems) cần được quan tâm nhiều hơn, không phải để chuyện vỡ ra rồi mới xử lý.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận