menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Quyền Nguyễn

​​Sáu lý do cần luật hóa Nghị quyết 42

Tại Toạ đàm “Hoàn thiện pháp lý về nợ xấu sau khi Nghị quyết 42 kết thúc thí điểm” do Tạp chí Kinh tế Việt Nam tổ chức, TS Cấn Văn Lực đã chỉ ra 6 lý do cần luật hóa Nghị quyết 42 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.

Thứ nhất, Nghị quyết 42 đã phát huy hiệu quả rất tốt trong thời gian vừa qua. Nhờ thế mà nợ xấu giảm rõ rệt. Đặc biệt, nếu không có dịch Covid-19 bùng phát năm 2020 và 2021 thì sứ mệnh đưa nợ xấu gộp xuống dưới 3 % đã hoàn thành cuối năm 2020.
Thứ hai, còn một số vướng mắc trong xử lý nợ xấu bộc lộ trong thời gian thực hiện Nghị quyết 42 cần phải xử lý nốt trong thời gian được gia hạn. Sau đó, khi luật hóa xử lý nợ xấu thì phải lưu ý các vướng mắc đó để không lặp lại.
Thứ ba, nợ xấu là vấn đề liên tục. Theo ông Lực, bản chất hoạt động của ngân hàng cũng là một hình thức kinh doanh, đã là kinh doanh thì rủi ro luôn luôn tiềm ẩn. Thực tế các ngân hàng nước ngoài thường chấp nhận tỷ lệ rủi ro nợ xấu khoảng 2-3 % bởi nợ xấu liên tục xảy ra chứ không phải chỉ xuất hiện trong thời kỳ kinh tế khó khăn. Theo đó, phải có một khung pháp lý để tránh tình trạng cộng dồn, tích tụ tạo nên những nguy cơ, những điểm tắc nghẽn cho kinh tế quốc gia.
Thứ tư, luật hoá Nghị quyết 42 là góp phần hoàn thiện thể chế, tăng tính hiệu lực, hiệu quả cho pháp luật. Hiện nay, quy mô nợ xấu tuyệt đối đã thay đổi rất lớn. Nếu không luật hóa xử lý nợ xấu mà lại quay trở về dùng những luật cũ ví dụ Luật dân sự, Luật doanh nghiệp thì sẽ gây ra nhiều lúng túng và chồng chéo.
Thứ năm, nhìn từ kinh nghiệm nhiều quốc gia trên thế giới, Viện Nghiên cứu, đào tạo BIDV nhận thấy ở các nước không cần có luật riêng về xử lý nợ xấu bởi luật pháp của họ rất mạnh, tính hiệu lực, hiệu quả rất rõ rệt. Trong khi đó, theo nhận định của TS. Cấn Văn Lực, hệ thống luật pháp của Việt Nam còn chồng chéo và tính hiệu lực, hiệu quả không cao. Chính vì vậy, Việt Nam cần xây dựng giải pháp đặc thù.
Thứ sáu, việc luật hoá Nghị quyết 42 sẽ góp phần khắc phục bất cập, tăng hiệu quả xử lý nợ xấu; qua đó, tăng nguồn lực và tiết giảm chi phí cho hệ thống tổ chức tín dụng, các bên liên quan và nền kinh tế.

Trong khi đó, nêu quan điểm tại tọa đàm về vấn đề này, ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế Quốc hội khóa XV cho rằng, nên nhìn kỹ Nghị quyết 42 mang đến những tác động khác, vượt xa ngoài những con số. Câu chuyện không còn là xử lý nợ xấu mà là tăng hiệu quả sử dụng tài sản nói chung và sớm đưa vào nền kinh tế. Từ đó, sẽ giúp ích cho cả cộng đồng doanh nghiệp nói chung, cả ngân hàng và những người vay nợ trực tiếp.

Đồng tình với quan điểm trên, ông Đỗ Giang Nam, Phó Tổng Giám đốc Công ty Quản lý tài sản (VAMC), cho rằng Nghị quyết 42 là văn bản pháp lý cao nhất đối với hoạt động xử lý nợ xấu ở ngân hàng.

Trong đó có rất nhiều các quy định ưu việt, như vấn đề liên quan tới xử lý việc thanh toán đối với số tiền thu hồi từ việc xử lý tài sản đảm bảo, vấn đề về nợ sang bồi thường cá nhân không giới hạn đối với công ty có chức năng mua bán nợ; vấn đề về cho phép chuyển nhượng các dự án bất động sản; vấn đề phải xử lý tài sản đảm bảo, vấn đề về phân bổ lãi dự thu; vấn đề về thu giữ tài sản…

“Những nội dung đó ở trong Nghị quyết 42 nêu rất rõ và có thể nói, đóng góp rất lớn trong kết quả xử lý nợ xấu ngành ngân hàng trong thời gian qua”, đại diện VAMC cho biết.

Tuy nhiên, theo ông Nam, dường như việc xử lý nợ xấu là trách nhiệm riêng của ngành ngân hàng mà chưa nhận được sự phối hợp tích cực của các bộ, ngành, các địa phương.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả