Sau đại dịch phần đông người nghèo sẽ có nguy cơ tái nghèo
Ai cũng biết đi bộ là an toàn nhất. Nhưng nếu hỏi: Liệu có thể bỏ hết các phương tiện xe cơ giới để đi xe đạp, vừa tốt cho sức khoẻ, môi trường và bảo toàn tính mạng? Chắc chắn vì lý do kinh tế sẽ chẳng mấy ai đồng ý.
Giờ hỏi: Vì lý do kinh tế có nên dỡ bỏ cách ly xã hội, sống chung với Covid-19? Chắc chắn là vì lý do an toàn đến tính mạng sẽ chẳng mấy ai đồng ý. Con số thống kê cho thấy, một năm tai nạn giao thông ở Việt Nam làm gần chục ngàn người chết, còn ở Mỹ là hơn 40 ngàn người.
Khi chính sách truyền thông dân tuý quá đà, ra một quyết định hiệu quả dựa trên phân tích Lợi ích Vs Phí tổn (Cost-Benefit analysis) là khó hơn nhiều so với một quyết định làm hài lòng số đông dân chúng. Khi con người ta thiếu đi tính duy lý thì dễ xuôi theo xu hướng chung của đám đông, dù là nỗi sợ mơ hồ hay phấn khích.
Tiến thoái lưỡng nan: Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), đến nay dư nợ tín dụng dự kiến bị ảnh hưởng khoảng 2 triệu tỉ đồng, chiếm khoảng 23% dư nợ toàn hệ thống, tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với hoạt động ngân hàng. Trong đó, dư nợ bị ảnh hưởng tập trung chủ yếu ở một số ngành, như công nghiệp chế biến, chế tạo (60.000 tỉ đồng); bán buôn bán lẻ (43.000 tỉ đồng); nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản (16.000 tỉ đồng). Riêng ở các hoạt động dịch vụ khác (sửa chữa các thiết bị, đồ dùng gia dụng, dịch vụ phục vụ tăng cường sức khỏe...), dư nợ tín dụng bị ảnh hưởng khoảng 260.000 tỉ đồng, chiếm 3,1% tổng dư nợ.
Cách ly xã hội thêm ít thời gian nữa có khi số dư nợ khổng lồ này sẽ chuyển thành nợ xấu vô kỳ hạn? Và nếu điều đó xảy ra mới là vấn đề lớn nhất: Bởi virus thì vẫn còn đó, còn dư nợ và doanh nghiệp vẫn toang như thường.
Thị trường bỏ trống cho người ngoài chiếm lĩnh: bất chiến tự nhiên thành.
Phần đông người nghèo sẽ có nguy cơ tái nghèo.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận