Sau cú giảm điểm "đau xót" cần phân bổ danh mục hợp lý
Thời gian rồi, nhiều anh chị nhà đầu tư cũng gửi danh mục để mình hỗ trợ cơ cấu. Giai đoạn thị trường xấu như hiện tại thì cổ tốt, cổ lởm gì cũng giảm đều rồi. Tuy nhiên có 1 vấn đề mình nghĩ anh/chị ndt cần nên khắc phục đó là việc phân bổ danh mục đầu tư làm sao cho hợp lý. Một vài tips dưới đây có thể giúp anh/chị xây dựng được một danh mục đầu tư tốt hơn cho mình
1. Số lượng cổ phiếu trong danh mục đầu tư không nên quá dài
Mỗi danh mục đầu tư tùy theo số vốn mà ndt cân nhắc về số lượng cổ phiếu, nếu vốn nhỏ thì có thể phân bổ khoảng 3 cổ phiếu, còn vốn lớn hơn thì có thể phân bổ tầm 5-7 mã để có thể dễ dàng kiểm soát và quản trị danh mục. Có những anh chị mua gì đến mười mấy hai chục mã, gửi danh mục qua mà không biết nên bắt đầu xử lý từ đâu.
2. Chia tỷ trọng mỗi cổ phiếu ra sao cho cân đối, không nên lệch quá nhiều vào mã cổ phiếu nào theo kỳ vọng cá nhân
Ví dụ danh mục gồm 5 cổ phiếu, thì có thể phân bổ 1 cổ phiếu khoảng 20% vốn. Hoặc nếu vì có yêu thích 1 cổ phiếu nào nhiều hơn thì tốt nhất cũng không nên quá 30% tỷ trọng danh mục. Tránh vì nghĩ rằng cổ phiếu A,B,C nào đó có thể tăng mạnh hơn những cổ còn lại mà phân bổ đến 50%-60% tỷ trọng. Vì việc tăng giá của cổ phiếu đó chỉ là kỳ vọng chủ quan của mình thôi, còn khi nào nó tăng thì không ai có thể biết được. Để rồi khi mã mà mình mua quá nhiều giảm mạnh, nó sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến toàn danh mục.
Ví dụ như mình đang có số vốn là 500 triệu, thì 500 triệu này sẽ chia ra cho 5 ngành là ngân hàng 100 triệu, xuất khẩu 100 triệu, bán lẻ 100 triệu, bất động sản 100 triệu và điện 100 triệu. Trong 100 triệu phân bổ ngành ngân hàng nếu muốn mua 2 cổ phiếu là MBB và VPB thì sẽ chia ra cho MBB là 50 triệu, VPB là 50 triệu. Và tổng số mã trong 5 ngành đó cũng không nên quá 7 cổ phiếu. Chọn cổ phiếu thì mình chọn hàng tốt nhất hoặc có 1 kỳ vọng nào đó có khách quan, chứ không có chọn tùm lum, chọn những doanh nghiệp không có tính cạnh tranh gì nổi bật.
Có 1 lưu ý: là những ngành mình chọn trong danh lục nên không có tính liên quan gián tiếp với nhau. Ví dụ như đã chọn bất động sản rồi thì không nên chọn bất động sản khu công nghiệp. Hay chọn cổ phiếu ngành xi măng rồi thì cũng hạn chế mua thêm cổ phiếu ngành đá xây dựng vì cả 2 đều kỳ vọng từ cú hích giải ngân đầu tư công của Chính Phủ.
4. Danh mục nên bao gồm những cổ phiếu biến động mạnh với thị trường và cả những cổ phiếu phòng thủ đảm bảo rủi ro khi thị trường diễn biến xấu
Có 1 chỉ số đo lường tính biến động của cổ phiếu với thị trường chung VNINDEX là hệ số beta. Cổ phiếu có hệ số beta nhỏ hơn 1 thì cổ phiếu đó có tính biến động ít hơn thị trường. Có nghĩa là khi thị trường tăng thì nó sẽ tăng ít hơn, mà khi thị trường giảm thì nó sẽ giảm ít hơn mặt bằng chung. Ngược lại đối với hệ số beta lớn hơn 1. Hệ số beta càng lớn thì độ biến động càng mạnh. Một danh mục đầu tư tốt nhưng cũng đảm bảo độ an toàn thì nên phân bổ tầm khoảng 3,4 mã có hệ số beta lớn hơn 1 (nhưng cũng đừng quá cao so với mặt bằng chung) và 1,2 mã cổ phiếu có beta bé hơn 1.
Chứ danh mục mà gồm DIG beta 1.87, CEO beta 2.59, CII beta 1.68, VGC beta 1,58, BCG beta 1.63. Khoan đã phân tích các cổ phiếu đó có tốt hay không, tuy nhiên 1 danh mục mà toàn gồm những cổ phiếu có hệ số beta cao như vậy thì rất rủi ro, khi thị trường “hắt xì” là toàn bộ danh mục có vấn đề ngay. Cổ phiếu beta bé hơn 1 có thể sẽ rất nhàm chán khi thị trường uptrend mạnh, tuy nhiên nó sẽ đảm bảo tính an toàn cho danh mục trong những lúc thị trường khó khăn, và khi mà thị trường chung chiết khấu đến 1 mức đủ hấp dẫn, mình hoàn toàn có thể bán ra những cổ phiếu phòng thủ đó để tấn công lại bằng việc mua vào những cổ phiếu biến động mạnh để gia tăng sức tăng trưởng cho toàn danh mục.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận