24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Huỳnh Dương Bốn
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Sau 12 phiên "tím ngắt", cổ phiếu SJF của Sao Thái Dương liên tục cắm sàn, trắng bên mua, vì đâu nên nỗi?

Đang trong cơn hưng phấn, một tuần nay các nhà đầu tư của Công ty CP Đầu tư Sao Thái Dương có lẽ đang bấn loạn, không hiểu vì sao sau 12 phiên liên tục thăng hoa, cổ phiếu SJF lại liên tục cắm sàn và chưa có dấu hiệu "phanh" lại được và liên tục những phiên trắng bên mua.

Trong vòng một năm qua, từ mức giá không mua nổi cốc trà đá với 2.140 đồng/cổ phiếu (phiên giao dịch ngày 11/12/2020) đến nay cổ phiếu SJF của Công ty Cổ phần Đầu tư Sao Thái Dương (Sao Thái Dương, SJF) bỗng ngờ cất cánh vút bay với mức tăng 658,5% lên mức đỉnh lịch sử với 24.100 đồng/cổ phiếu (phiên giao dịch ngày 26/11/2021).

Cổ phiếu SJF đã liên tục tăng trần, và tính đến ngày 26/11/2021, SJF đã có liên tiếp 12 phiên "tím ngắt" tương ứng với mức tăng ứng khoảng 5,3 lần trong 3 tháng qua.

Tuy nhiên, bắt đầu từ phiên giao dịch ngày 29/11/2021, cổ phiếu SJF liên tục cắm sàn và chỉ trong 1 tuần nay cổ phiếu này đã rớt khoảng 30%. Hiện cổ phiếu SJF đang giao dịch ở mức 13.650 đồng/cổ phiếu và liên tiếp các phiên trong tuần trắng bên mua.

Sau 12 phiên "tím ngắt", cổ phiếu SJF của Sao Thái Dương liên tục cắm sàn, trắng bên mua, vì đâu nên nỗi?
Cổ phiếu SJF liên tục nhiều phiên giao dịch trắng bên mua.

Tập đoàn Hòa Phát sẽ thâu tóm BWG Mai Châu của SJF?

Đà tăng cổ phiếu của SJF bắt đầu xuất hiện khi có thông tin đồn đoán về việc Tập đoàn Hòa Phát (HPG) sẽ thâu tóm BWG Mai Châu (thành viên của SJF).

Được biết, doanh thu của BWG Mai Châu trong năm 2020 đạt 80,7 tỷ đồng chiếm tới 21,77% trong tổng doanh thu của SJF. SJF cho biết, BWG Mai Châu có rất nhiều đồi tác ở miền Nam và Hà Nội. Hiện tại thị phần trong nước của công ty chiếm tới 20% và mục tiêu tương lai sẽ là 50%.

Tuy nhiên, Hòa Phát phủ nhận thông tin về việc mua lại BWG Mai Châu. Trong khi đó, website của Sao Thái Dương cho biết, hiện công ty chỉ đang hợp tác với Hòa Phát.

Cụ thể, từ cuối năm 2020 SJF đã bắt đầu làm việc với Tập đoàn Hoà Phát về việc phát triển sản phẩm sàn container bằng tre để cung cấp cho nhà máy sản xuất container của Hoà Phát dự kiến sẽ xây dựng trong năm 2021 và đi vào hoạt động trong năm 2022. Hoà Phát đã làm việc với nhiều đơn vị sản xuất ván ép tre và gỗ trong nước trong đó có BWG Mai Châu (thành viên của SJF).

Dự kiến trong Quý IV, BWG sẽ hoàn thành sản xuất mẫu và cùng Hoà Phát test các sản phẩm mẫu này và hoàn thiện sản phẩm cũng như quy trình sản xuất sản phẩm. Đồng thời tuỳ thuộc vào nhu cầu của Hoà Phát và khả năng đáp ứng của BWG mà BWG sẽ quyết định kế hoạch đầu tư sản xuất tại nhà máy hiện tại và xây dựng nhà máy mới.

Tuy nhiên, mới đây đại diện của Hòa Phát cho biết, các sản phẩm của BWG Mai Châu chưa đạt yêu cầu, mẫu mới thử lại chưa có kết quả. Đồng thời, Tập đoàn Hòa Phát cũng nhấn mạnh việc không có ý định M&A hay tham gia quản trị công ty nào về sản xuất ván tre gỗ ép.

Kinh doanh bết bát

Sao Thái Dương được thành lập vào tháng 3/2012. Công ty hoạt động chính trong mảng sản xuất tre ép công nghiệp. Ngoài ra, đơn vị cũng sản xuất kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp công nghệ Nhật Bản. Địa bàn hoạt động tại TP Hà Nội cùng các tỉnh Tây Bắc.

Sao Thái Dương có vốn điều lệ 792 tỷ đồng với 4 công ty con được hợp nhất gồm Công ty cổ phần BWG Mai Châu (sở hữu 96,54%), Công ty cổ phần Việt Nga Hoà Bình (95%), Công ty cổ phần Sunstar Bamboo Việt Nam (99,5%) và Công ty cổ phần Sunstar Ecotech Việt Nam (98%) và 2 công ty liên doanh liên kết được hợp nhất gồm Công ty cổ phần Đầu tư và xây dựng Tona (sở hữu 49%) và Công ty TNHH BWG Điện Biên (36,69%).

Mới đây, Sao Thái Dương đã thông qua quyết định đầu tư 65% cổ phần tại Cát tường Thiên Tân Lạc, với quy mô 60,63 ha, tổng vốn gần 300 tỷ đồng.

Sau 12 phiên "tím ngắt", cổ phiếu SJF của Sao Thái Dương liên tục cắm sàn, trắng bên mua, vì đâu nên nỗi?
Sao Thái Dương có vốn điều lệ 792 tỷ đồng với 4 công ty con được hợp nhất. Nguồn SJF

Những năm gần đây, công việc làm ăn của Sao Thái Dương có vẻ không thuận lợi khi doanh thu và lợi nhuận liên tục đi lùi.

Cụ thể, năm 2017, khi doanh thu đạt mức khá ấn tượng với 917,8 tỷ đồng nhưng lợi nhuận trước thuế khá teo tóp chỉ đạt 55,2 tỷ đồng. Sang năm 2018, doanh thu SJF giảm tới 40,7% còn 543,9 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 49,7 tỷ đồng.

Năm 2019, trong khi doanh thu tăng 22,4% đạt 665,9 tỷ đồng thì lợi nhuận bị "bóp" xuống chỉ còn 7,3 tỷ đồng, giảm tới 85,3% so với cùng kỳ.

Sau 12 phiên "tím ngắt", cổ phiếu SJF của Sao Thái Dương liên tục cắm sàn, trắng bên mua, vì đâu nên nỗi?

Công việc kinh doanh của Sao Thái Dương càng thê thảm hơn khi năm 2020 cả lợi nhuận và doanh thu đều tụt sâu với doanh thu chỉ đạt 370,7 tỷ (giảm 44,3%) và lợi nhuận trước thuế âm 23,7 tỷ đồng.

Tại Đại hội cổ đông thường niên năm 2021 diễn ra hồi cuối tháng 6/2021, trả lời câu hỏi của cổ đông về việc, trong năm 2020, các công ty phân bón khác làm ăn rất tốt vì sao công ty mẹ SJF lại lỗ gần 24 tỷ đồng, SJF cho biết,

Các công ty phân bón có lãi phần lớn là do có hoạt động sản xuất phân bón, còn SJF chỉ tham gia ở khâu thương mại nên khó khăn hơn do việc tiêu thụ kém, nợ đọng, chiếu khấu giảm giá nhiều. Tuy nhiên nhiên mảng phân bón vẫn đảm bảo có lãi, việc BCTC lỗ 24 tỷ là do trích lập dự phòng một số khoản đầu tư không hiệu quả.

Một điểm đáng chú ý nữa là cổ phiếu SJF vẫn đang thuộc diện cảnh báo của Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (SGDCK TP.HCM) do lợi nhuận sau thuế của Công ty tiếp tục âm trong 6 tháng đầu năm 2021. Nguyên nhân chính cho việc thua lỗ của SJF đến từ khả năng quản lý chí phí dường như đang gặp vấn đề không nhỏ khiến lợi nhuận bị bào mòn, doanh thu cao song biên lợi nhuận rất nhỏ.

Cụ thể, 6 tháng đầu năm doanh thu SJF đạt 278,8 tỷ nhưng lỗ trước thuế 318,2 triệu đồng, lỗ sau thuế hơn 1 tỷ đồng. Dù kinh doanh không mấy khả quan, song quý III/2021, Sao Thái Dương vẫn ghi nhận lợi nhuận sau thuế là 9,38 tỷ đồng nhưng chủ yếu là nhờ khoản hoàn nhập chi phí dự phòng tài chính 9,44 tỷ đồng từ kỳ trước. Lũy kế 9 tháng, doanh thu SJF đạt 318,8 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế chỉ đạt 1,5 tỷ đồng, tương ứng mới chỉ đạt 30% kỳ vọng lợi nhuận cả năm.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Mã chứng khoán liên quan bài viết
1.70 (0.00%)
prev
next

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả