menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Lục Nam

Sát ngày ông Trump dọa áp thuế, Trung Quốc nói muốn đạt thỏa thuận càng sớm càng tốt

Xuống nước là đúng bài anh Trung Quốc, bởi "mềm nắn rắn buông" mà

Trợ lý Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Ren Hongbin ngày hôm nay (9/12) cho biết Bắc Kinh hy vọng có thể đạt được một thỏa thuận thương mại với Mỹ càng sớm càng tốt.

"Về đàm phán thương mại Trung - Mỹ, chúng tôi mong cả hai bên có thể dựa trên nền tảng bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau, thúc đẩy đàm phán và xem xét lợi ích cốt lõi của mỗi nước để đạt được một thỏa thuận làm hài lòng cả hai trong thời gian sớm nhất có thể", Trợ lý Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Ren Hongbin nói với các phóng viên tại Bắc Kinh.

Tuyên bố của ông Ren Hongbin được đưa ra trong bối cảnh đợt áp thuế nhập khẩu mới đối với hàng hóa Trung Quốc vào Mỹ sẽ có hiệu lực từ ngày 15/12.

Đợt áp thuế lần này nhằm vào lượng hàng hóa của Trung Quốc trị giá khoảng 156 tỷ USD, trong đó có các mặt hàng tiêu dùng thông dụng như điện thoại di động, máy tính xách tay, quần áo và đồ chơi.

Nếu đợt áp thuế ngày 15/12 có hiệu lực, thì về cơ bản toàn bộ hàng hóa Trung Quốc nhập vào thị trường Mỹ mỗi năm đều phải chịu các mức thuế trừng phạt.

Mỹ và Trung Quốc đang đàm phán nhằm tiến tới ký kết thỏa thuận thương mại giai đoạn 1, nhưng cuộc đàm phán gặp nhiều trở ngại vì một số vấn đề như dỡ thuế quan và khối lượng mua nông sản. Việc Mỹ thông qua Luật Hong Kong và thúc đẩy dự luật Duy Ngô Nhĩ cũng phủ bóng lên cuộc đàm phán này.

Tuần trước, cả Mỹ và Trung Quốc cùng đưa ra những tín hiệu trái chiều và thiếu rõ ràng về cuộc đàm phán. Hồi đầu tuần, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẵn sàng chờ tới sau bầu cử Mỹ 2020 mới ký thỏa thuận giai đoạn 1 với Trung Quốc. Nhưng sau đó, ông lại nói đàm phán với Trung Quốc đang "diễn ra đúng hướng".

Sát ngày ông Trump dọa áp thuế, Trung Quốc nói muốn đạt thỏa thuận càng sớm càng tốt

Trợ lý Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Ren Hongbin.

Trung Quốc ngày 6/12 cho biết sẽ tạm miễn thuế quan bổ sung đối với một số lô hàng nhập khẩu đậu tương và thịt lợn từ Mỹ. Tuy nhiên, truyền thông Trung Quốc trong tuần trước tái khẳng định lập trường của Bắc Kinh rằng dỡ thuế quan phải là một nội dung trong thỏa thuận giai đoạn 1.

Trong khi đó, cố vấn kinh tế Nhà Trắng Larry Kudlow mới đây cho biết Mỹ vẫn giữ kế hoạch áp thuế quan bổ sung lên 156 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc vào ngày 15/12.

Tranh chấp thương mại kéo dài 17 tháng qua đã làm tăng nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu và là một phần nguyên nhân khiến Trung Quốc tăng trưởng kinh tế thấp nhất 30 năm.

Hãng tin Reuters dẫn số liệu do Hải quan Trung Quốc mới công bố cho thấy xuất khẩu tháng 11 của nước này giảm 1,1% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn mức giảm 0,9% của tháng 10 và thấp hơn nhiều so với con số dự báo tăng 1% mà giới phân tích đưa ra.

Nhưng ở chiều ngược lại, nhập khẩu tháng 11 của Trung Quốc lại tăng 0,3% so với cùng kỳ, kết thúc chuỗi 7 tháng giảm liên tiếp và đi ngược với dự báo giảm 1,8%.

Số liệu nhập khẩu tốt hơn dự báo cho thấy nhu cầu trong nước của Trung Quốc có dấu hiệu cải thiện, nhưng các nhà phân tích lo ngại quá trình phục hồi này có thể khó duy trì vì rủi ro thương mại vẫn tiếp diễn.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
1 Bình luận
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại