Sản xuất và tiêu dùng tăng tốc phục hồi trong những tháng cuối năm
1. Lĩnh vực sản xuất tiếp đà phục hồi trong tháng 11
Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 11/2023 tiếp tục tăng 3,0% so với tháng trước và tăng 5,8% so với cùng kỳ năm 2022 (mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 14 tháng sau khi đã loại trừ yếu tố Tết Nguyên đán). Điều này cho thấy đà phục hồi của lĩnh vực sản xuất đã cải thiện đáng kể trong 2 tháng gần đây, được thúc đẩy bởi sự gia tăng số lượng đơn đặt hàng mới nhờ triển vọng tích cực hơn ở thị trường Mỹ.
Đặc biệt, các phân ngành vốn sụt giảm mạnh trong nửa đầu năm 2023 do thiếu hụt đơn hàng thì nay đã chứng kiến sự phục hồi rõ nét trong T11/23, bao gồm sản xuất sản phẩm điện tử (+0,3% sv tháng trước, +3,4% svck), sản xuất da & các sản phẩm liên quan (+4,0% sv tháng trước, +10,3% sv cùng kỳ), dệt (+3,8% sv tháng trước, +18,2% svck), sản xuất kim loại (+7,2% sv tháng trước, +26,0% svck) và sản xuất đồ nội thất (+14,2% sv tháng trước, +28,5% svck).
2. Lĩnh vực tiêu dùng tăng tốc trở lại sau giai đoạn trầm lắng
Theo TCTK, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong tháng 11 tăng 1,4% sv tháng trước lên 552.703 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm trước, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 11 tăng 10,1% svck, đánh dấu tháng thứ 3 liên tiếp tốc độ tăng trưởng (theo năm) cải thiện và là mức tăng cao nhất kể từ T5/2023.
Điều này phản ánh những chính sách kích cầu của Chính phủ như giảm thuế VAT 2%, giảm thuế trước bạ ô tô,… bắt đầu có tác động tích cực tới tiêu dùng. Đồng thời, sự phục hồi của lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu trong 2 tháng gần đây đã cải thiện tình hình việc làm và thu nhập của người lao động, qua đó thúc đẩy niềm tin tiêu dùng trong nước.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận