Sản xuất tại Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng sau 6 tháng thu hẹp qui mô
Hoạt động tại các nhà máy của Trung Quốc bất ngờ tăng tốc vào tháng 11, chấm dứt chuỗi sáu tháng co lại do liên tục thu hẹp qui mô sản xuất.
Cả nhu cầu trong và ngoài nước đều cho thấy sự cải thiện, nhưng các nhà kinh tế cho rằng còn quá sớm để kết luận rằng nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã quay trở lại: Những bất ổn bao gồm lạm phát tiêu dùng gia tăng và những nghi ngờ về việc liệu Bắc Kinh và Washington có thể đạt được thỏa thuận thương mại giai đoạn một hay không.
Cục Thống kê Quốc gia cho biết, hiện tại chỉ số quản lý thu mua chính thức của Trung Quốc đạt 50,2, tăng từ 49,3 trong tháng 10 và lần đầu tiên kể từ tháng tư, thước đo quan trọng này đã trở lại trên mốc 50. Dự báo trung bình của tháng 11 từ các nhà kinh tế được thăm dò bởi Tạp chí Phố Wall là 49,5.
Tang Jianwei, chuyên gia kinh tế tại Ngân hàng Truyền thông Trung Quốc, đã nhấn mạnh đến việc làm giảm căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc và các biện pháp hỗ trợ tăng trưởng của chính phủ Bắc Kinh đã phần nào cho thấy hiệu quả của nó.
Chỉ số phụ trong tháng 11 của Trung Quốc là 52,6, tăng từ mức 50,8 trong tháng mười. Tổng số đơn đặt hàng mới tăng lên 51,3 từ mức 49,6, các đơn hàng xuất khẩu mới cũng tăng lên 48,8 từ 47. Ngoài ra, các đơn hàng nhập khẩu cũng được cải thiện lên 49,8 từ mức 46,9.
Sự phục hồi trong hoạt động sản xuất cũng thúc đẩy các biện pháp của Trung Quốc từ phía bên ngoài nhà máy. Chỉ số PMI phi sản xuất đã tăng lên 54,4 trong tháng 11 từ mức 52,8 trong tháng 10, do các dịch vụ và hậu cần liên quan đến sản xuất nhà máy đã đăng ký các ‘bước nhảy lớn’.
Gần hai năm trong cuộc chiến thương mại, Mỹ và Trung Quốc đã làm việc để đạt được một thỏa thuận trong giai đoạn một. Hai bên đã nói chuyện qua điện thoại một lần nữa trong tuần này và Tổng thống Trump nói rằng các cuộc đàm phán đã gần hoàn tất.
Tuy nhiên việc ông Trump ký một luật ủng hộ người biểu tình chống chính phủ ở Hồng Kông có thể tạo nên một vấn đề phức tạp: Chính phủ Trung Quốc cáo buộc Mỹ đã can thiệp vào công việc nội địa ngoài ra cảnh báo về các biện pháp đối phó không xác định trong thời gian sắp tới.
Ông Tang, chuyên gia kinh tế của Ngân hàng Truyền thông, cho biết tiến triển thuận lợi của một thỏa thuận là rất quan trọng nếu dấu hiệu phục hồi mới trong tháng 11 có thể tiếp tục được duy trì. Chính phủ Trung Quốc trong giai đoạn đàm phán tiếp theo cũng cần phải duy trì lập trường nới lỏng.
Sau khi ‘bơm’ hàng tỷ USD thanh khoản vào hệ thống tài chính, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc hồi đầu tháng này đã khuyến khích cá nhân và doanh nghiệp vay vốn bằng cách cắt giảm lãi suất tham chiếu mà các ngân hàng được yêu cầu sử dụng làm cơ sở cho lãi suất mà họ tính cho các khoản vay.
Trong đầu tuần này, Bộ Tài chính đã giao một hạn mức mới là 1 nghìn tỷ nhân dân tệ (tương đương 142 tỷ USD) cho trái phiếu chính quyền địa phương để sử dụng vào năm tới, chủ yếu để tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng. Nhiệm vụ đó, trước thời hạn, cho phép chính quyền địa phương nhận được tài trợ và khởi động các dự án trước một hội nghị lập pháp hàng năm vào tháng 3, nơi tổng hạn ngạch phát hành trái phiếu thường được thiết lập.
Một số nhà kinh tế cho rằng Bắc Kinh cần duy trì sự hỗ trợ chính sách tích cực của mình để giữ cho nền kinh tế không bị xấu đi hơn nữa.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận