24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
SAIGON FUTURES Pro
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Sản lượng thu hẹp tại Nam Mỹ và nhu cầu từ Trung Quốc đẩy giá đậu tương tăng hai tháng liên tiếp

Thị trường tài chính nói chung và thị trường hàng hóa nói riêng khá biến động trong thời gian vừa qua.

Thị trường chịu tác động bởi cục diện chính trị leo thang tại Biển Đen và lo ngại việc lạm phát tăng cao kỷ lục tại Mỹ có thể thúc đẩy Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) mạnh tay hơn nữa trong việc gia tăng lãi suất. Bất chấp những sự kiện trên, giá đậu tương kỳ hạn giao dịch trên Sàn giao dịch hàng hóa Chicago (CBOT) đã tăng liên tục trong hai tháng vừa qua. Lo ngại về nguồn cung sụt giảm tại Nam Mỹ và triển vọng tiêu thụ đậu tương tại Trung Quốc đang là động lực chính cho đà tăng trên.

Sản lượng đậu tương Nam Mỹ liên tục bị cắt giảm mạnh do thời kiết kém thuận lợi

Nguồn cung đậu tương trên thị trường thế giới đang đứng trước nguy cơ co hẹp hơn so với vụ trước khi sản lượng đậu tương tại khu vực Nam Mỹ liên tục bị cắt giảm qua các báo cáo từ Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA). Đặc biệt, một vụ mùa đậu tương kỷ lục tại Brazil như kỳ vọng ban đầu có thể không được hiện thực hóa. Theo báo cáo Cung - cầu mùa vụ thế giới (WASDE) tháng 2/2022 từ USDA vào trung tuần tháng 2, triển vọng sản lượng đậu tương tại khu vực Nam Mỹ tiếp tục bị cắt giảm, mạnh nhất là tại Brazil.

Sản lượng thu hẹp tại Nam Mỹ và nhu cầu từ Trung Quốc đẩy giá đậu tương tăng hai tháng liên tiếp

Cụ thể, sản lượng đậu tương Brazil dự kiến trong vụ 2021/22 sẽ ở mức là 134 triệu tấn, tức là thời tiết bất lợi tại Nam Mỹ đã khiến cho sản lượng nơi đây thất thoát đến 5 triệu tấn so với dự báo vào tháng 1 và mất đến 10 triệu tấn so với báo cáo tháng 12/2021. Các số liệu đã cho thấy rõ ràng rằng sản lượng đậu tương tại Brazil không những không có được mức kỷ lục mà còn thậm chí là thấp hơn so với vụ trước là 138 triệu tấn.

Tại Argentina, do phần lớn khu vực trồng đậu tương chính tại khu vực Pampas của Argentina nằm khá gần với phía Nam của Brazil, nơi mà sản lượng đã bị tác động nặng nề bởi tình trạng khô hạn, nên triển vọng vụ mùa đậu tương tại đây cũng kém tích cực. Theo đó, sản lượng đậu tương Argentina vụ 2021/22 cắt giảm 1.5 triệu tấn từ mức 46.5 triệu tấn trong báo cáo trước xuống còn 45 triệu tấn. Paraguay cũng ghi nhận tình trạng tương tự khi USDA cắt giảm sản lượng xuống còn 6.3 triệu tấn từ mức 8.5 triệu tấn so với báo cáo trước.

Trung Quốc tăng thu mua đậu tương trong ngắn hạn bổ sung cho mức tồn kho thấp kỷ lục

Theo báo cáo WASDE 2 tháng 2, triển vọng nhập khẩu đậu tương Trung Quốc trong vụ 2021/22 dự kiến sẽ ở mức 97 triệu tấn, cắt giảm đến 3 triệu tấn so với báo cáo trước. Việc cắt giảm nhập khẩu đậu tương từ Trung Quốc do việc sử dụng đậu tương tại nội địa của Trung Quốc sụt giảm mà chủ yếu là dùng trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi. Sử dụng đậu tương trong việc ép dầu (nghiền) của Trung Quốc sẽ ở mức 94 triệu tấn trong vụ 2021/22 thay vì mức 97 triệu tấn trước đó.

Trung Quốc ghi nhận quy mô đàn lợn trong năm 2021 ở mức 449 triệu con, phục hồi vượt mức trước dịch tả lợn châu Phi năm 2019 và đạt mức cao trong năm 2015, con số thậm chí cao hơn cả số lượng đàn lợn Mỹ và Brazil cộng lại. Điều này khiến giá thịt lợn giảm mạnh, mức giá heo hơi tại thị trường Trung Quốc giảm từ mức đỉnh điểm của năm 2021 vào tháng 1 là 36.01 Nhân dân tệ mỗi ký xuống còn 14.71 Nhân dân tệ mỗi ký tính đến ngày 02/02/2022, tương đương với mức giảm hơn 59% (dữ liệu thu thập từ Pig333).

Trong bối cảnh đó giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi là khô đậu tương lại tăng cao khiến cho người chăn nuôi giảm việc sử dụng khô đậu tương trong phối trộn thức ăn chăn nuôi. Về phía các nhà sản xuất, giá khô đậu tương tăng chậm hơn so với giá đậu tương khiến cho biên lợi nhuận ép dầu đậu tương vẫn tiếp tục kém tích cực. Các doanh nghiệp hạ nguồn vẫn đang khá chậm chạp trong việc thu mua khô đậu tương và dầu đậu tương. Hoạt động ép dầu đậu tương không có sự đột phá cùng với việc Trung Quốc nhập khẩu đậu tương thấp hơn trong năm 2021 đã đẩy mức tồn kho đậu tương rơi về mức thấp nhất kể từ làn sóng đầu tiên của dịch Covid-19.

Sản lượng thu hẹp tại Nam Mỹ và nhu cầu từ Trung Quốc đẩy giá đậu tương tăng hai tháng liên tiếp

Cần nhớ rằng mức tồn kho thấp của Trung Quốc trong năm 2020 là do một cuộc khủng hoảng về sức khỏe, các biện pháp phong tỏa gắt gao đã làm gián đoạn các hoạt động kinh tế một cách nặng nề. Cho nên với mức tồn kho hiện tại có thể là đáng báo động và Trung Quốc cần nhanh chóng lấp đầy. Ngay trong kỳ nghỉ lễ Tết, Trung Quốc đã khiến cho thị trường hàng hóa thế giới bất ngờ khi quốc gia này đặt hàng loạt và liên tục các đơn hàng đậu tương từ Mỹ thông qua các đơn hàng tư nhân. Một tuần lễ sau đó, Trung Quốc vẫn tiếp tục đẩy mạnh đặt mua các đơn hàng đậu tương từ Mỹ. Quốc gia này có lẽ muốn nhanh chóng đưa các tàu đậu tương cập cảng để gia tăng lại mức tồn kho của mình, bất chấp giá đang ở rất cao, khá trái ngược trong giai đoạn trước khi Trung Quốc chỉ chờ giá đậu tương CBOT giảm mạnh mới tiến hành thu mua lô lớn.

Sản lượng thu hẹp tại Nam Mỹ và nhu cầu từ Trung Quốc đẩy giá đậu tương tăng hai tháng liên tiếp

Theo báo cáo từ USDA, tính từ ngày 31/01 – 11/02 ghi nhận các đơn hàng đậu tương lô lớn sang quốc gia giấu tên và Trung Quốc với khối lượng lớn và liên tục. Thông thường quốc gia giấu tên này là Trung Quốc, do đó có thể tạm nhận thấy rằng trong giai đoạn trên, Trung Quốc đã đặt mua tổng cộng là hơn 1.18 triệu tấn đậu tương vụ 2021/22 và 1.13 triệu tấn đậu tương vụ 2022/23.

Trong các đơn hàng của Trung Quốc, quốc gia này đặt các đơn hàng đậu tương cả vụ mới 2022/23 và cả vụ cũ 2021/22. Như vậy việc các đơn hàng cập cảng trong thời gian tới cho nhu cầu ngắn hạn của nước ngày là lô hàng đậu tương vụ cũ 2021/22, còn vụ mới 2022/23 hiện tại chưa có hàng để giao sang Trung Quốc vì mãi đến tháng 4 mới gieo sạ và ít nhất đến khi thu hoạch vào tháng 8-9 thì mới có hàng để giao.

Việc Trung Quốc ráo riết đặt mua các đơn hàng vụ mới trong giai đoạn này từ Mỹ một phần có thể đến từ lo ngại về sản lượng đậu tương tại nhà cung ứng lớn khác của Trung Quốc là Brazil không có được vụ mùa bội thu như dự kiến. Mặt khác, đây có thể là sự chuẩn bị cho giai đoạn đầu tiên trong việc thực hiện kế hoạch dài hạn gia tăng sản lượng thịt nội địa của quốc gia này đến năm 2025. Theo đó, sản lượng thịt nội địa – nguồn cung ứng protein chính sẽ được nâng lên mức 89 triệu tấn đến năm 2025, tức mức tăng trưởng trung bình hằng năm là 2.8% so với mức 77.5 triệu tấn trong năm 2020. Trong đó sản lượng thịt lợn có thể ở mức là 55 triệu tấn trong năm 2025. Đương nhiên để đạt được điều này, Trung Quốc cần gia tăng sản lượng đàn lợn, nhu cầu thức ăn chăn nuôi từ quốc gia này có thể được duy trì.

Thêm vào đó, để giảm thiểu nguồn cung đậu tương nhập khẩu (vốn rất khó khăn để thực hiện), Trung Quốc cũng đã chủ động lên kế hoạch gia tăng năng lực sản xuất nội địa. Tuần trước, theo Tân Hoa Xã đưa tin, Phó Thủ tướng Hồ Xuân Hoa đã kêu gọi Trung Quốc mở rộng sản xuất đậu tương quốc gia trong năm 2022. Ban lãnh đạo Trung Quốc muốn tăng sản lượng đậu tương lên khoảng 23 triệu tấn vào cuối năm 2025, tức tăng 40% so với mức hiện tại. Hiện tại USDA, dự kiến sản lượng đậu tương Trung Quốc ở mức 16.4 triệu tấn vụ 2021/22. Khu vực Nội Mông của Trung Quốc, khu vực trồng đậu tương lớn thứ hai của đất nước, sẽ mở rộng trồng đậu tương thêm 286,667 ha trong năm 2022.

Như vậy tóm lại thị trường đậu tương thế giới đang đối diện với khả năng cao rằng sản lượng đậu tương vụ 2021/22 sẽ thu hẹp hơn so với vụ trước 2020/21 do sản lượng tại Nam Mỹ thu hẹp. Bên cạnh đó, thị trường cũng kỳ vọng nếu các động lực từ Trung Quốc – thị trường nhập khẩu đậu tương lớn nhất thế giới được duy trì sẽ tạo lực đỡ rất lớn cho nhu cầu đậu tương trong cả ngắn và dài hạn. Các rủi ro mà thị trường có thể đối diện là việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ tiến hành mạnh tạy hơn trong việc nâng lãi suất thị trường nhằm hạ nhiệt lạm phát. Chưa kể, Trung Quốc có thể sẽ giảm đặt các đơn hàng đậu tương từ Mỹ do quốc gia này đã đặt liên tiếp hai tuần trước và giá thế giới cũng hiện ở mức quá cao. Hai phiên giao dịch đầu tuần bắt đầu từ ngày 14/02, thị trường không ghi nhận thêm các đơn hàng đậu tương lô lớn nào từ Trung Quốc.

------

Bài phân tích được thực hiện bởi đội ngũ Phân tích CTCP Saigon Futures - TVKD xuất sắc của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam năm 2020. Mọi thắc mắc về thị trường và tư vấn đầu tư, Quý NĐT vui lòng liên hệ:

Hotline: 0286 686 0068
Website: https://saigonfutures.com/
Fanpage: Saigon Futures Inc.
Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Theo dõi người đăng bài

SAIGON FUTURES Pro

Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY

Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả