menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Đức Anh

Samsung đóng cửa nhà máy smartphone cuối cùng tại Trung Quốc như thế nào?

Huệ Châu Samsung là nhà máy điện thoại smartphone cuối cùng của gã khổng lồ điện tử Hàn Quốc ở Trung Quốc, sau khi đã đóng cửa cơ sở tại Thiên Tân vào tháng 12/2018.

Bên cạnh việc cạnh tranh với các đối thủ đang chiếm lĩnh thị trường Trung Quốc là Huawei, Xiaomi và Oppo, cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung buộc Samsung chuyển hướng phát triển sang Việt Nam và Ấn Độ, theo tờ Techniasa.

Đề cập đến sự kiện Samsung đóng cửa nhà máy nói trên, tờ Techniasa xem đây là diễn biến mới báo động về vai trò của Trung Quốc trong hệ thống chuỗi giá trị toàn cầu.

Ở giai đoạn hoàng kim, khu phức hợp của Samsung ở Huệ Châu (nằm phía Bắc đồng bằng sông Châu Giang, tỉnh Quảng Đông), là nhà máy lớn nhất của công ty Hàn Quốc này tại Trung Quốc, sản xuất 1 trong 2 loại smartphone bán ở Trung Quốc.

Giờ đây, các cửa hàng và nhà cung cấp nhỏ bao quanh khu phức hợp rộng lớn - tâm điểm của cộng đồng trong 27 năm qua - đã im lặng và dán thông báo ngừng tuyển dụng.

“Trên thực tế, kể từ tháng Hai, sau Tết Nguyên đán Trung Quốc, nhiều người, và ngày càng đông cư dân của thị trấn Chenjiang ở gần đó, từ doanh nhân, người bán hàng rong, công nhân, chủ nhà đến nhân viên bảo vệ đã đồn đại rằng rằng Samsung sẽ ngừng phần lớn các hoạt động sản xuất trong những tháng tới”, Zhong Ming, một người dân địa phương ở độ tuổi 40, người đã chứng kiến sự phát triển của nhà máy Samsung trong ba thập kỷ qua, trả lời khi tờ Techniasa phỏng vấn.

Huang, người rất quan tâm đến vấn đề đảm bảo việc làm của mình, cho biết rằng số lượng nhân viên đã bị cắt giảm xuống khoảng 4.000 từ khoảng 9.000 lao động của năm 2013 - năm mà Samsung đứng số 1 tại Trung Quốc, chiếm 20% thị phần điện thoại smartphone.

Năm ngoái, thị phần của hãng đã giảm xuống chỉ còn khoảng 1% khi đối mặt với các đối thủ Trung Quốc bao gồm Huawei, Xiaomi và Oppo.

Sự dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Đông Nam Á, Ấn Độ và Châu Phi, đã diễn ra ít nhất một thập kỷ, tuy nhiên hiện tượng này tăng tốc rõ ràng kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump bắt đầu áp thuế đối với các sản phẩm của Trung Quốc từ gần một năm trước.

Các đối tác thương mại thường xuyên như Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan (mà Trung Quốc nhập khẩu linh kiện từ các nước này để lắp ráp và sau đó tái xuất khẩu sản phẩm sang thị trường châu Âu và Mỹ), đã giảm.

Theo dữ liệu hải quan của Trung Quốc, nhập khẩu từ Hàn Quốc đã giảm 13,1% trong 5 tháng đầu năm 2019, trong khi nhập khẩu từ Nhật Bản giảm 6,7% và từ Đài Loan giảm 6,9%.

Và lỗ hổng lớn nhất là khi Samsung, khách hàng lớn nhất chuyển hướng quan tâm sang Việt Nam và Ấn Độ. Thay vì sản xuất tại Trung Quốc, Samsung đã mở cơ sở sản xuất điện thoại di động lớn nhất thế giới ở ngoại ô thủ đô New Delhi của Ấn Độ vào năm ngoái, cũng như đã mở nhà máy lớn tại Việt Nam.

Theo tờ Techniasa, sự ra đi của Samsung tại Trung Quốc làm dấy lên mối lo ngại về tương lai kinh tế của nước này trong chuỗi giá trị toàn cầu, đặc biệt là vào thời điểm Hoa Kỳ đang tiến hành một cuộc chiến thương mại chống lại họ.

Tuần trước, Foxconn, nhà lắp ráp iPhone và iPad lớn nhất, đang sử dụng một triệu công nhân tại Trung Quốc, khẳng định đủ tiềm lực bên ngoài Trung Quốc để sản xuất cung ứng các sản phẩm Apple cho Mỹ, nếu cần.

Thông báo đó, cộng với kế hoạch rời khỏi Trung Quốc của Samsung và hiện tượng một số công ty công nghệ Mỹ như Cisco và Oracle có kế hoạch cắt giảm sản xuất ở Trung Quốc, có thể có tác động nghiêm trọng đến nền kinh tế trong nước và ổn định việc làm của Trung Quốc, cũng như vị thế trong chuỗi cung ứng toàn cầu, theo nhận định của các nhà phân tích.

Đối mặt với tình trạng đó, Trung Quốc đã làm gì?

Chính phủ Trung Quốc cam kết với các doanh nghiệp nước ngoài sẽ chào đón và bảo vệ họ. Bắc Kinh cũng vội vã thông qua luật đầu tư nước ngoài. Họ cũng trải thảm đỏ cho các nhà đầu tư lớn.

Ví dụ như Tesla. Nhà máy mới ở Thượng Hải được hỗ trợ bởi các khoản vay hào phóng của các ngân hàng Trung Quốc và thuộc sở hữu độc quyền của Tesla, dự kiến sẽ bắt đầu sản xuất Model 3 vì cuối năm 2019, chỉ một năm sau khi xây dựng.

Dù vậy, Wang Jisi, một chuyên gia về quan hệ Trung - Mỹ, đã viết trên Global Time hôm thứ Năm rằng, Trung Quốc phải tránh rơi vào cái bẫy "cô lập" của Mỹ và các quốc gia còn lại trên thế giới…

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại