menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Lê Thị Liên

Sai phạm trong hoạt động xây dựng (Kỳ 3): Trách nhiệm thuộc về ai?

Thời gian qua, dư luận đã “điểm mặt chỉ tên” hàng loạt dự án “khủng” vướng sai phạm nghiêm trọng trong hoạt động xây dựng. Tuy nhiên, câu hỏi về “trách nhiệm” vẫn chưa có lời đáp…

Câu chuyện về xử lý sai phạm kiểu “đánh trống bỏ dùi” xảy ra tại nhiều địa phương khi chỉ khiển trách, kiểm điểm đến luân chuyển cán bộ có trách nhiệm liên quan, còn vi phạm không những không được xử lý mà còn tiếp tục phát sinh, khiến dư luận vô cùng bức xúc.

Sai phạm trong hoạt động xây dựng (Kỳ 3): Trách nhiệm thuộc về ai?

Các thiết bị tại Công viên nước Thanh Hà bị "phá hủy" toàn bộ, không hạng mục nào còn nguyên vẹn

Những ngày qua, dư luận cả nước không khỏi tiếc nuối khi chứng kiến cảnh “đổ nát” của công viên nước được đầu tư hàng trăm tỉ đồng tại Hà Nội. Dư luận bức xúc cho rằng, tại sao chuyện “con voi chui lọt lỗ kim” mà lãnh đạo UBND quận Hà Đông không biết để xử lý sai phạm ngay từ đầu? Tránh được việc phải “phá hủy” tài sản, lãng phí tiền của, bởi suy cho cùng tài sản của doanh nghiệp cũng là tài sản của xã hội. Trong vụ việc này, trách nhiệm thuộc về ai?

Sau những thông tin phản ánh của báo chí và những bức xúc từ dư luận, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã phải yêu cầu thanh tra làm rõ trách nhiệm UBND các cấp phường, quận để xảy ra việc xây dựng trái phép tại Công viên nước Thanh Hà; Làm rõ quy trình, thủ tục thực hiện cưỡng chế theo quy định pháp luật.,.

Còn nhớ, xác định nguyên nhân chínhdẫn đến tình trạngvi phạm trật tự xây dựng kéo dài tại Hà Nội, Chủ tịch UBND TP Hà Nội từng thẳng thắn, nguyên nhân là do việc phát hiện vi phạm không kịp thời, thậm chí có biểu hiện bao che làm ngơ của không ít cán bộ cơ sở, vị lãnh đạo đứng đầu TP Hà Nội còn nhấn mạnh: “Trách nhiệm này thuộc về chính quyền các cấp UBNDthànhphốvàcảChủ tịch UBNDthànhphố”.

Dư luận dường như được “xoa dịu” trước những động thái được cho là “kịp thời” thể hiện sự quyết liệt của vị lãnh đạo đứng đầu thành phố. Thế nhưng, liệu chăng kết quả thanh tra về trách nhiệm tại địa phương này có được làm rõ và xử lý nghiêm minh? Dư luận vẫn còn hoài nghi, bởi chuyện xử lý sai phạm kiểu 'đánh trống bỏ dùi' tại Thủ đô cũng không có gì lạ(!?).

Sai phạm trong hoạt động xây dựng (Kỳ 3): Trách nhiệm thuộc về ai?

Nhiều công trình vi phạm trật tự xây dựng tại dự án Ocean View Nha Trang

Không chỉ riêng tại Thủ đô, việc các công trình vi phạm về quản lý xây dựng cũng đang diễn biến phức tạp ở nhiều địa phương khác. Mới đây nhất, khi tiến hành Thanh tra, rà soát trong tổng số 2.228 công trình về trật tự xây dựng trên địa bàn TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa thì có đến gần 50% công trình xây dựng có sai phạm.

Theo đó, UBND tỉnh Khánh Hòa đã yêu cầu UBND TP. Nha Trang khẩn trương báo cáo về tình hình khắc phục hậu quả, cưỡng chế tháo dỡ đối với các trường hợp vi phạm trật tự xây dựng tại một số khu vực đã được HĐND tỉnh kiểm tra, giám sát và có ý kiến chỉ đạo, báo cáo UBND tỉnh trước ngày 20/3.

Những thực trạng trên không chỉ gây nên làn sóng bức xúc trong dư luận mà còn kèm theo đó là những hoài nghi về việc: Có hay không tư lợi cá nhân và lợi ích nhóm? Đáng nói, một câu hỏi luôn thường trực sau các công trình vi phạm là “trách nhiệm thuộc về ai?” nhưng hỏi mãi vẫn chưa thể tìm ra lời đáp. Phải chăng, trách nhiệm chẳng thuộc về ai nên sai phạm mới ngang nhiên tồn tại để rồi thiệt hại dành phần cho doanh nghiệp.

Sai phạm trong hoạt động xây dựng (Kỳ 3): Trách nhiệm thuộc về ai?

Mặc dù “dính” rất nhiều sai phạm và bị phạt với số tiền lớn song Sở Xây dựng tỉnh Thái Nguyên lại đề xuất UBND tỉnh Thái Nguyên xem xét, chấp thuận chủ trương cho công ty Thái Việt điều chỉnh Dự án

Quay trở lại câu chuyện trách nhiệm, trao đổi với PV, ông Hoàng Đức Khánh – Giám đốc Sở Xây dựng, tỉnh Thái Nguyên cho rằng: Việc quản lý hoạt động xây dựng phải được hiểu cụ thể theo từng cấp. Mỗi đơn vị quản lý hành chính Nhà nước đều có thẩm quyền chức năng riêng trong quản lý hoạt động xây dựng. Chúng tôi cũng đã thực hiện tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng cơ chế quản lý phân cấp đối với hoạt động của lĩnh vực này.

Cũng theo ông Khánh: Xét trên góc độ quản lý Nhà nước thì địa phương nào để xảy ra sai phạm thì người đứng đầu địa phương đó phải chịu trách nhiệm. Đơn cử như phường, xã hay Thị trấn thì những công trình xây dựng khi được đặt trên địa bàn đều phải xuất trình đầy đủ thủ tục hành chính đơn vị được cấp. Nếu không có đầy đủ thủ tục theo quy định, địa phương hoàn toàn có thể yêu cầu dừng hoạt động xây dựng đó hay đình chỉ hoạt động xây dựng khi phát hiện sai phạm, báo cáo cấp trên nếu vượt quá thẩm quyền,…

Còn xét trên góc độ tồn tại hay không để cho tồn tại của công trình vi phạm hoạt động xây dựng thì còn phụ thuộc vào những quy định của pháp luật, khung hình phạt công trình đã vi phạm.

Vậy, hoạt động quản lý trong lĩnh vực xây dựng đều có sự phân cấp rất rõ ràng về trách nhiệm xử lý, nhưng tại sao còn có bao nhiêu công trình xây dựng sai phạm đã xảy ra mà người chịu trách nhiệm vẫn thản nhiên “thăng tiến”. Đây phải chăng là một nghịch lý đang tồn tại?

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả