Rút ra được bài học đầu tư gì từ năm 2022?
Phiên hôm nay 30/12 đã chính thức khép lại năm 2022 trên thị trường chứng khoán. 1 năm của nhiều sóng gió và nhiều câu chuyện đau thương trên thị trường tài chính. Chúng ta sắp bước sang năm 2023 với nhiều cơ hội và những thách thức mới. Vậy hãy cùng nhau nhìn lại năm qua chúng ta đã làm được gì, mắc những sai lầm nào? Và rút ra kinh nghiệm để hướng về 1 năm 2023 thành công và thịnh vượng hơn nhé
Đầu tiên thì cùng review lại những sự kiện xảy ra trong năm qua xem thị trường đã biến động như thế nào:
Nhìn vào hình trên thì các bạn cũng nắm được năm qua thị trường bị ảnh hưởng chính bởi các sự kiện gì rồi nên mình sẽ không nói thêm nữa. Nay mình sẽ không chia sẻ về các yếu tố bên ngoài tác động như thế nào mà mình muốn nói về việc chúng ta phản ứng như thế nào với thị trường.
Năm nay là 1 năm đỏ lửa của thị trường chứng khoán với nhiều câu chuyện đau thương. VNINDEX đến nay cũng rơi gần 30% so với đỉnh rồi, cổ phiếu nào giảm nhẹ thì cũng rơi 30-40%, còn giảm mạnh thì rơi 70-80%. Vì vậy việc danh mục của các bạn năm nay có lỗ 30-40% cũng là câu chuyện bình thường thôi. Nhiều người tìm đến mình xin tư vấn tài khoản cũng âm khoảng đó. Sau khi đã nói chuyện và tư vấn cho rất nhiều nhà đầu tư thì mình đúc kết được rằng nhà đầu tư đang gặp 2 vấn đề chính như sau:
1. Ngại cắt lỗ
Nhiều người tìm đến mình chỉ khi tài khoản bắt đầu lỗ 20-30% và khi thị trường vẫn không có dấu hiệu quay đầu tăng trở lại thì hoảng loạn mất ăn mất ngủ. Khi mình đưa ra phương án xử lý cho thì trả lời là “Giờ mà bán thì mất nhiều quá”. Mình nghĩ đây là tình trạng mà sẽ rất nhiều người gặp phải trong năm nay.
Dù biết việc thua lỗ mất tiền trong đầu tư là điều không ai mong muốn cả, nhưng chúng ta cần phải mạnh mẽ đối mặt với sự thật là dù giờ có không bán đi nữa thì chúng ta cũng đã lỗ và mất tiền rồi. Giờ không xử lý sớm thì còn có rủi ro mất thêm tiền mà thôi. Bạn chấp nhận cắt lỗ và ngồi ngoài để ổn định lại tâm lý, sau đó chờ cơ hội mới và tham gia lại mình thấy còn hiệu quả hơn là việc “chờ nó lên lại rồi bán”. Đỉnh 1500 mình nghĩ là đỉnh kỉ lục của thị trường và sẽ phải mất rất lâu sau thì mới có thể lấy lại được.
Có 1 cái hay nữa là khi lỗ 20-30% thì không muốn cắt nhưng khi tài khoản lỗ đến 50-60% rồi mới bắt đầu chấp nhận sự thật và chấp nhận bán cắt lỗ. Sao lại để đến khi phải chịu khoản lỗ nặng tới 50-60% mới bắt đầu chấp nhận sửa sai khi bạn có thể làm điều đó từ sớm hơn và tiết kiệm được rất nhiều tiền bạc, thời gian và thậm chí là sức khỏe. Không phải ngày đêm đau đáu nôi lo về khoản lỗ của mình. Đó là chưa tính đến việc năm nay vẫn có các đợt sóng nhỏ giúp các bạn có thể kiếm được tiền nếu các bạn biết tham gia đúng thời điểm. Nếu chưa biết tham gia đúng sóng như nào thì nên đi tìm chuyên gia nhờ trợ giúp chứ không nên ôm khư khư khoản lỗ của mình như vậy rất mệt.
2. Không xác định được mình đang đầu tư hay đầu cơ
2 năm Covid thời kỳ mà tiền rẻ, dòng tiền không thể chảy vào sản xuất thì TTCK Việt Nam đã có 1 sóng tăng “10 năm có 1”. 2 năm dịch bạn mua cổ phiếu nào cũng sẽ có lãi, bạn nhắm mắt mua bạn cũng lãi cơ mà. Chính vị sự dễ dàng đó đã khiến nhiều nhà đầu tư ảo tưởng rằng thị trường là một nơi dễ kiếm tiền. Từ đó khiến rất nhiều nhà đầu tư tham gia vào thị trường với tâm lý là muốn làm giàu nhanh và bỏ tiền trading lung tung. Rõ ràng khi mua là chỉ mua theo sóng, muốn kiếm tiền trading nhưng khi tài khoản lỗ quá thì lại biện hộ sang “ Anh đầu tư dài hạn em ạ”. Mình thấy tình trạng này thực sự rất nguy hiểm. Khi bạn vào lệnh bạn phải xác định được là mình mua để hold hay mình mua để trading. Vì mua để hold thì quản trị khác và mua để trading thì quản trị khác. 2 trường phái này sẽ có cách để đi vốn và quản trị khác nhau.
- Bạn mua để hold thì sẽ mua khi định giá thị trường ở giai đoạn tốt và hiệu quả phụ thuộc rất nhiều vào điểm mua của bạn. Khi thị trường có định giá rẻ, đi sideway và thấy có dấu hiệu của các tổ thức và tay to gom hàng thì mua gom theo, thị trường tăng không mua nữa, giảm cũng không mua nữa mà chỉ mua khi có dấu hiệu của tay to gom hàng. Khi thị trường giảm thì các bạn xác định luôn thị trường sẽ có khả năng về vùng nào và chỉ canh mua khi thị trường đi sideway tại vùng đó. Có tín hiệu tay to gom hàng thì chia ra đi vốn ít nhất 5 lần.
- Mua để trading thì việc đắt rẻ cũng chỉ mang tính tương đối. Mình mua ở giá 9 thì các bạn có thể thấy đắt nhưng khi cổ phiếu lên giá 11 thì mình bán, khi đó các bạn thấy giá 9 lại là rẻ nên khi cổ phiếu giảm từ 11 về 9 thì các bạn lại mua vào và cổ phiếu tiếp tục rơi về giá 7. Đó ví dụ điển hình về việc đắt rẻ trong trading. Trong trading các bạn chỉ quan tâm đến việc có thể mua ở thấp và bán ở cao hay không. Khi mua trading thì bắt buộc các bạn phải đặt stoploss và tuân thủ kỉ luật khi cổ phiếu vi phạm. Nếu làm đúng kỉ luật và cắt lỗ thì sẽ không bao giờ có những khoản lỗ đến 20-30% như vậy.
Việc lầm tưởng giữa đầu tư và đầu cơ là hết sức nguy hiểm. Khi tham gia vào thị trường và không muốn bị ăn thịt thì các bạn bắt buộc phải xác định được phương pháp đầu tư của mình và tuân thủ, kỷ luật với phương pháp đó. Luôn suy nghĩ logic và không fomo, kiểm soát tâm lý bản thân và tuyệt đối kỷ luật. Chỉ như vậy mới có thể giúp bạn thành công trên bất cứ thị trường tài chính nào chứ không chỉ chứng khoán. Ngoài ra còn phải xác định được thị trường đang ở giai đoạn nào trong 3 giai đoạn Tích lũy - Tăng trưởng - Phân phối để đưa ra chiến lược giao dịch phù hợp.
🎇 Năm 2022 đã khép lại và để lại cho chúng ta nhiều bài học đắt giá. Mình mong bài viết này sẽ có thể giúp ích được các bạn và chúc các bạn có 1 kỳ nghỉ lễ Tết dương bình an, hạnh phúc bên người mình yêu thương. Cùng chào đón 1 năm mới 2023 nhiều niềm vui và gặp nhiều may mắn!!
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận