Rủi ro từ các hiện tượng thời tiết cực đoan
Các sự kiện thời tiết cực đoan là một trong những rủi ro lớn nhất với toàn cầu.
Trong cuộc khảo sát của diễn đạt kinh tế thế giới vào tháng 1 năm 2024, trả lời cho câu hỏi 10 rủi ro lớn nhất với kinh tế toàn cầu trong 2 năm và 10 năm tới, bên cạnh những tác động không mong muốn của trí tuệ nhân tạo AI tới đời sống và kinh tế, các hiện tượng thời tiết cực đoan được nhận định có thể là những rủi ro lớn nhất mà toàn cầu phải đương đầu trong cả ngắn hạn và dài hạn.
Nguồn: World Economic Forum
Châu Á là khu vực chịu tác động mạnh nhất
Theo WMO (World Meteorological Organization), châu Á là vùng chịu ảnh hưởng mạnh nhất của biến đổi khí hậu năm 2023. Nhiệt độ trung bình tại khu vực tăng gấp đôi trong giai đoạn từ 1961 tới nay, cao hơn rất nhiều so với tốc độ tăng trung bình toàn cầu.
Tại khu vực Đông Nam Á, trong tháng 4 năm 2024, các nước như Việt Nam, Philipines, Thái Lan, Campuchia, Myanmar ghi nhận mức nhiệt độ tăng cao kỷ lục từ trước tới nay, khoảng 42 độ C, có vùng lên tới 45 độ C. Các hiện tượng thời tiết không thuận lợi được dự báo có thể tiếp tục diễn ra từ nay tới cuối năm 2024.
Nguồn: Viện nghiên cứu về khí hậu và Xã hội Quốc tế
Chiếm tới khoảng 60% dân số toàn cầu, với nguồn lương thực chủ yếu là gạo, quá nóng hoặc mưa nhiều đều có tác động không nhỏ tới mùa màng và sản lượng lương thực. Vì vậy, biến đổi khí hậu và sự xuất hiện ngày càng nhiều các hiện tượng thời tiết cực đoan được đánh giá có tác động rất lớn tới an ninh lương thực của khu vực.
Vai trò của Gạo với các nền kinh tế khu vực châu Á
Khác với các nước khu vực Châu Âu hay Châu Mỹ, gạo là một nguồn lương thực trò quan trọng với các hộ gia đình Châu Á, chiếm khoảng 70% lượng caloric đầu vào và khoảng 36% tổng chi phí lương thực của một hộ gia đình tại một số nước. Những nước có thu nhập trung bình và thấp thường chi tiêu nhiều hơn cho lương thực thực phẩm và được cho là dễ tổn thương hơn khi giá gạo tăng cao và vấn đề an ninh lương thực càng quan trọng.
Nguồn: ADB
El Nino đang tạo áp lực lớn lên giá gạo
Nguồn: Bloomberg
Giá gạo Thái Lan tăng vọt từ mức trung bình 467 USD/tấn (tấn) vào tháng 12 năm 2022 lên 660 USD/tấn vào tháng 1 năm 2024, tăng 41.3%, mức tăng cao nhất kể từ 2008. Mặc dù đã giảm xuống còn 613 USD/tấn trong tháng 3, giá vẫn cao hơn 29% so với tháng 3 năm 2023.
Giá gạo tăng mạnh trong hơn 1 năm trở lại đây đang tạo áp lực lớn lên lạm phát của các nước, đặc biệt là các nước có thu nhập thấp và trung bình.
Lạm phát giá gạo tại một số nước trong khu vực châu Á
Nguồn: ADB
Dự báo việc thiếu hụt nguồn cung gạo và các loại lương thực quan trọng khác có thể tạo ra tác động tiêu cực tới an sinh và ổn định xã hội, nhiều nước trong khu vực châu Á đã đưa ra nhiều chính sách ấm xuất khẩu hoặc đánh thuế cao như Ấn Độ, Trung Quốc, … Tháng 7/2023, Ấn Độ ra quyết định cấm xuất khẩu gạo nhằm ổn định giá gạo trong nước. Lệnh cấm này gần đây đã được gia hạn tới hết năm 2024, tác động mạnh tới giá gạo thế giới khi mà xuất khẩu gạo của Ấn Độ chiếm khoảng 40% tổng lượng xuất khẩu của thế giới.
Các tác động tới Việt Nam
Xuất khẩu lúa gạo và an ninh lương thực. Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới. El Nino trong cả năm 2023 và những tháng đầu năm 2024 đẩy giá gạo lên cao kỷ lục, trực tiếp giúp giá trị xuất khẩu của Việt Nam tăng trưởng mạnh. Trong 4 tháng 2024, xuất khẩu gạo đã đạt 3.23 triệu tấn, tăng 11.7% với 2.08 tỷ USD, tăng 36.5% so với cùng kỳ 2023. Kết quả này nhờ giá xuất khẩu gạo bình quân từ đầu năm đạt 644 USD/tấn, tăng 22.2% so với cùng kỳ 2023. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, dự kiến sản xuất lúa cả nước năm 2024 sẽ đạt 43 triệu tấn. Với sản lượng này sẽ đảm bảo nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu hơn 8 triệu tấn.
Như vậy, trong ngắn hạn, lương thực chưa phải vấn đề cấp thiết với gần 100 triệu dân Việt Nam. Tuy vậy, nhiệt độ cao kỷ lục tại miền Nam, lượng mưa ít đang làm tăng tình hình xâm nhập mặn vùng Đồng bằng sông Cửu Long, trực tiếp tác động tới diện tích gieo trồng lúa tại khu vực này.
Lạm phát ngắn hạn. Nhóm lương thực thực phẩm chiếm khoảng 25% trong rổ CPI của Việt Nam. Ngoài các yếu tố giá dầu và các sản phẩm liên quan, giá gạo và lương thực thực phẩm cũng đóng vai trò lớn cho đà tăng của CPI thời gian gần đây. Tháng 4/2024, CPI của Việt Nam đứng ở mức 4.4% so với cùng kỳ 2023. Vì vậy, tác động của các hiện tượng thời tiết gần đây (nắng nóng kỷ lục), và có thể mưa bão trong các tháng tới có thể đẩy CPI lên cao, qua đó tác động tiêu cực tới các chính sách vĩ mô thúc đẩy nền kinh tế mà Việt Nam đang áp dụng.
Lạm phát giá gạo tại Việt Nam
An ninh năng lượng. Vào đầu tháng 6/2023, các tỉnh phía Bắc của Việt Nam, nơi đặt cơ sở sản xuất của nhiều doanh nghiệp FDI lớn bao gồm Samsung và Foxconn, đã phải đối mặt với tình trạng thiếu điện. Mất điện là do thiếu hụt thủy điện, nguồn cung cấp điện chính ở miền Bắc, vì nắng nóng và hạn hán do El Niño gây ra đã khiến nước trong các hồ chứa cạn kiệt, thậm chí mực nước ở các đập lớn ở miền Bắc cũng giảm đến mực nước chết. Tình hình đã được cải thiện nhiều trong những tháng đầu năm khi mà lượng nước tại các hồ thủy điện dần trở về mức bình thường. Đồng thời, Việt Nam cũng đang tăng cường tiến độ xây đường dây truyền tải điện mạch giúp cân bằng lượng điện cung ứng giữa miền Bắc và miền Nam. Tuy nhiên, rủi ro năng lượng do El Niño gây ra cần được theo dõi chặt chẽ hơn, vì nó có thể làm trầm trọng thêm tình trạng sản xuất khó khăn của Việt Nam, đặc biệt là vào thời điểm nguồn cầu nhập khẩu tại các đối tác lớn như Mỹ, châu Âu dự báo có thể khó khăn.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận